Ý kiến trao đổi của Hội Nữ trí thức TP.HCM trong chương trình làm việc của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với hai Hội thành viên: Hội Nữ trí thức Việt Nam và Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam
Theo Kế hoạch Làm việc với các tổ chức thành viên Hội LHPNVN (KH số 116/KH-ĐCT-TC ngày 20/7/2016) của Đoàn Chủ tịch Hội LHPNVN, chiều ngày 05 tháng 8 năm 2016, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã triệu tập các UV Ban Thường vụ tham dự cuộc họp với Đoàn Chủ tịch TW Hội LH Phụ nữ Việt Nam về đánh giá việc thực hiện Điều lệ Hội LH Phụ nữ Việt Nam; đề xuất bổ sung, sửa đổi quy định về tổ chức thành viên trong Điều lệ Hội.
Cuộc họp là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Chỉ thị số 48 ngày 09/9/2015 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp, tiến tới ĐHĐB Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII vào năm 2017.
Theo đó, PGS-TS. Trương Thị Hiền, UV Ban Thường vụ Hội Nữ trí thức VN – Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM, thay mặt Ban Chấp hành Hội NTT TP.HCM trình bày tại Hội nghị về một số ý kiến theo hướng dẫn của Kế hoạch Làm việc số 116/KH-ĐCT-TC như sau:
1- Hội Nữ trí thức TP.HCM tham gia thực hiện Điều lệ Hội LH Phụ nữ Việt Nam
1.1. Thực hiện nhiệm vụ truyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (Khoản 1 Điều 2 ĐL Hội LH Phụ nữ VN).
- Nhân kỷ niệm 70 Quốc khánh 2/9, tổ chức Chương trình sân khấu hóa “Như là huyền thoại” tại Nhà hát TP.HCM với 500 đại biểu tham dự (trong đó có hơn 200 nữ sinh viên), nhằm tôn vinh trí tuệ, tinh thần yêu nước của của các thế hệ phụ nữ Nam bộ, phụ nữ Sài Gòn, Tp. HCM. Chương trình là thông điệp yêu nước gửi đến các giới, khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, là biểu tượng sinh động của tinh thần "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Chương trình còn thể hiện tấm lòng, tình cảm tri ân của Hội Nữ trí thức TP tôn vinh tinh thần yêu nước, đức hi sinh của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
- Biên khảo và phát hành 1000 quyển sách “Nguyễn Thị Lựu – Cuộc đời và sự nghiệp”. Nội dung sách ca ngợi sự dấn thân, tinh thần hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của nữ trí thức Nguyễn Thị Lựu, nguyên Bí thư Ban Phụ vận kiêm Hội trưởng Hội Phụ nữ Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn (1949 – 1954); 1000 cuốn sách đã được gửi tặng đến 500 đại biểu dự Chương trình “Như là huyền thoại”, các trường đại học trong TP, các cấp Hội LH Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường THCS Nguyễn Thị Lựu - TP Cao Lãnh và các cấp Hội LH Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp – Quê hương của nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Lựu để làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục truyền thống.
- Xây dựng và phát huy hiệu quả chức năng của Trang Thông tin điện tử tổng hợp của Hội NTT TP trong việc cập nhật và giới thiệu kịp thời những chủ trương chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật mới ban hành.
1.2. Thực hiện nhiệm vụ vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ (Khoản 2 Điều 2 ĐL Hội LH Phụ nữ VN).
- Tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát huy vai trò nữ trí thức trong tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng”.
- Phối hợp cùng các tổ chức xã hội nghề nghiệp, vận động các tổ chức doanh nghiệp tài trợ 3.308.000.000 đồng để thực hiện các hoạt động sau:
1.Ủng hộ 120 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu tổ quốc” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. HCM phát động; tặng 100 triệu đồng ủng hộ bộ đội hải quân vùng 5 xây dựng Nhà Văn hóa quân nhân; xây tặng một căn nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sĩ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2.Xây dựng Quỹ học bổng “Vì nữ sinh viên vượt khó, học giỏi”, năm học 2015-2016, Hội đã tặng học bổng cho 24 tân nữ sinh viên vượt khó, học giỏi với tổng trị giá 48.000.000 đồng (các nữ sinh viên sẽ được nhận học bổng trong suốt các năm học đại học). Đồng thời phối hợp cùng Câu lạc bộ Cán bộ nữ Thành phố Hồ Chí Minh vận động 2.150.000 đồng hỗ trợ “Quỹ học bổng cho học sinh nữ nghèo hiếu học có nguy cơ bỏ học” của 8 tỉnh thành phố, gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
3.Phối hợp cùng Câu lạc bộ Nữ nghệ sỹ TP tổ chức chương trình tặng quà tết, biểu diễn văn nghệ mừng xuân Bính Thân cho 1700 giáo viên, đồng bào nghèo huyện của TP. HCM và tỉnh Tiền Giang; thăm và tặng quà cho các nghệ sĩ neo đơn tại Trung tâm Dưỡng lão nghệ sĩ TP. HCM.
1.3. Thực hiện nhiêm vụ tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em (Khoản 3, Điều 2 ĐL Hội LH Phụ nữ VN).
- Thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng năng lực chuyên môn và quản lý của nữ trí thức trong độ tuổi từ 56 đến 60 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngày 5/5/2016, Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu Sở Khoa học-Công nghệ TPHCM đánh giá xuất sắc bởi giá trị lý luận và thực tiễn của Đề tài trong việc cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu, hoạch định các mục tiêu, chính sách về bình đẳng giới phù hợp với xu thế hội nhập của thế giới và khu vực, tiếp tục thúc đẩy nhanh và hiệu quả việc thực thi Luật Bình đẳng giới và các điều luật có liên quan.
- Tổ chức góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 1015-2020; và dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc nhiệm kỳ 2016-2021.
- Tổ chức Hội thảo: Tham vấn ý kiến chuyên gia và các nhà khoa học về Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi).
- Phối hợp với Hội Nữ trí thức VN tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng vai trò và vị thế nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững”.
1.4. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh (Khoản 4, Điều 2 ĐL Hội LH Phụ nữ VN).
Xây dựng 14 chi Hội với 126 hội viên nữ trí thức, được cơ cấu như sau:
-Có 73 hội viên tập thể thuộc 7 chi Hội: Chi Hội Nữ trí thức Học viện Cán bộ TP; NTT Hội LH Phụ nữ TP; NTT Sở Lao động, Thương binh, Xã hội; NTT Đại học Luật; NTT Đại học Hoa Sen; NTT Nhà Văn hóa Phụ nữ TP; NTT Báo Phụ nữ TP.
-Có 53 hội viên cá nhân thuộc 7 chi Hội: Chi Hội NTT Sở ban ngành TP; NTT Văn hóa-Văn nghệ; NTT Cán bộ hưu trí; NTT Trung tâm nghiên cứu, học viện, trường đại học, bệnh viện; NTT Cựu nhà báo; NTT Luật sư, luật gia, NTT Doanh nhân. 1.5. Thực hiện nhiệm vụ đoàn kết
1.5. Thực hiện nhiệm vụ đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình (Khoản 5, Điều 2 ĐL Hội LH Phụ nữ VN).
Trong số 53 hội viên cá nhân, có 2 hội viên là người Việt Nam ở nước ngoài: một là bác sĩ bệnh viên O’ Connor Bắc California, Hoa Kỳ và một là thạc sĩ, quản lý doanh nghiệp Golden of beauty, thủ đô Canberra, Australia.
2- Đề xuất hoạt động phối hợp với Hội LH Phụ nữ trong thời gian tới
2.1. Phối hợp tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm góp ý dự thảo luật; triển khai luật; biên soạn tài liệu tuyên truyền; xây dựng mô hình tập hợp báo cáo viên nữ trí thức theo chuyên đề,...
2.2. Phối hợp xây dựng tổ chức tập hợp nữ trí thức là người VN ở nước ngoài
3- Kiến nghị, đề xuất với Hội LH Phụ nữ VN
3.1. TW Hội LHPNVN, Ban Nữ công Tổng LĐ Lao động VN, UB Quốc gia Vì sự tiến bộ PNVN cần có chương trình liên tịch trong chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, trường học,... quan tâm tạo điều kiện thành lập các tổ chức tập hợp nữ trí thức (xây dựng chi Hội NTT) nhằm hỗ trợ công tác phát triển hội viên cho các Hội Nữ trí thức tỉnh, thành phố. Theo đó, lãnh đạo TW Hội cũng nên có những cuộc làm việc và kiến nghị lãnh đạo các tỉnh thành quan tâm cụ thể hơn công tác tập hợp nữ trí thức.
3.2. Hội LH Phụ nữ VN, các tỉnh thành nên đặt hàng cho các Hội Nữ trí thức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo những nhiệm trọng tâm mà nghị quyết nhiệm kỳ đại hội PN đã xác định.
3.3. Lãnh đạo Hội LH Phụ nữ VN, các tỉnh thành nên tổ chức làm việc định kỳ hàng năm với BCH Hội Nữ trí thức VN, các tỉnh thành để lắng nghe và có những đánh giá sâu sắc, cụ thể hơn. Qua đó có thể xây dựng những giải pháp khả thi trong các hoạt động phối hợp cũng như hỗ trợ các tổ chức thành viên giải quyết khó khăn, vướng mắc.
3.4. TW Hội cần nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm nữ trí thức tham gia tuyên truyền văn hóa truyền thống và dạy tiếng Việt cho con em kiều bào ở nước ngoài.
4- Góp ý Dự thảo Điều lệ Hội LH Phụ nữ Việt Nam
Ý kiến đóng góp của Hội Nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh (đóng góp trực tiếp vào Dự thảo ĐLH), gồm những phần chữ bold (Khoản 1 Điều 1; K.1, 5 - Đ.2; PA.1 - Đ.3; K.1 - Đ.4; Mục d Khoản 2 - Đ.8 và M.b, c K.3 - Đ.8; K.4 - Đ.13 ). Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chỉnh sửa cách hành văn theo văn phong pháp luật (vì nhiều đoạn thể hiện như văn nói).
ĐIỀU LỆ HIỆN HÀNH (Những từ ngữ nghiêng là dự kiến đề nghị điều chỉnh). |
DỰ THẢO ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG (Những từ ngữ in nghiêng là dự kiến bổ sung, sửa đổi) |
|
---|---|---|
Phần mở đầu |
Phần mở đầu |
|
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.
Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. |
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế, Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. |
|
Chương I Chức năng, nhiệm vụ |
Chương I Chức năng, nhiệm vụ |
|
Điều 1. Chức năng
1. Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. 2. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. |
Điều 1. Chức năng 1. Phương án 1: Giữ nguyên Phương án 2: Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, thành viên[1], tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước. 2. Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. |
|
Điều 2. Nhiệm vụ 1. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 2. Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; 3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em; 4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; 5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình. |
Điều 2. Nhiệm vụ[2] 1.Tuyên truyền, vận động phụ nữ rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đáp ứng với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; 2. Hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và xây dựng gia đình hạnh phúc;
3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em; 4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; 5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức thành viên, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình. |
|
Chương II Hội viên và tổ chức thành viên |
Chương II Hội viên và tổ chức thành viên |
|
Điều 3. Điều kiện trở thành hội viên Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên. |
Điều 3. Điều kiện trở thành hội viên Phương án 1: Giữ nguyên (Chọn PA1) Phương án 2: Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia hoạt động[3] Hội thì được công nhận là hội viên. |
|
Điều 4. Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nữ thanh niên 1. Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động đang sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; việc thực hiện nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là đoàn viên Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định. 2. Hội viên là nữ thanh niên là lực lượng xung kích trong phong trào phụ nữ. Việc thực hiện nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là nữ thanh niên do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định. |
Điều 4. Hội viên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và nữ thanh niên 1. Nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động (bỏ cụm từ “từ 18 tuổi trở lên[4]” vì người lao động trong tổ chức công đoàn đương nhiên đã là từ 18 tuổi) đang sinh hoạt trong tổ chức Công đoàn là hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.Việc thực hiện nghị quyết và Điều lệ Hội đối với hội viên là đoàn viên Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định. 2. Đối với hội viên là nữ thanh niên: Bỏ khoản 2[5]. |
|
Điều 5. Hội viên trong lực lượng vũ trang 1. Phụ nữ trong các lực lượng vũ trang là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam quy định. |
Điều 5. Hội viên trong lực lượng vũ trang 1. Phụ nữ trong các lực lượng vũ trang là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 2.Việc thực hiện nghị quyết và Điều lệ Hội đối với[6] phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Chính trị[7] Công an nhân dân Việt Nam quy định. |
|
Điều 6. Quyền của hội viên 1. Được dân chủ thảo luận và biểu quyết chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội; được góp ý, đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội; được tham gia hoạt động, sinh hoạt Hội tại nơi cư trú và nơi làm việc. 2. Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng. 3. Được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định. |
Giữ nguyên
|
|
Điều 7. Nhiệm vụ của hội viên 1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. 2. Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ. 3. Học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. 4. Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới. |
Giữ nguyên |
|
Điều 8. Tổ chức thành viên 1. Các tổ chức phụ nữ Việt Nam hợp pháp ở trong nước, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội thì được công nhận là tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Việc công nhận tổ chức thành viên do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội quy định. 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thành viên: a. Thực hiện Điều lệ, nghị quyết của Hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; b. Được cử đại diện tham gia ứng cử vào cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; c. Được đề nghị Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng.
|
Điều 8. Tổ chức thành viên 1. Các tổ chức phụ nữ Việt Nam hợp pháp[8], tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập Hội thì được xem xét[9] công nhận là tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Việc công nhận và thôi công nhận[10] tổ chức thành viên do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội hoặc Ban Thuờng vụ cùng cấp quy định. 2. Quyền của tổ chức thành viên[11]: a. Được cử đại diện tham gia ứng cử vào cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; b. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; c. Được phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của thành viên, hội viên tổ chức mình đối với Đảng, Nhà nước và Hội LHPN Việt Nam d. Được khen thưởng, biểu dương khi đạt thành tích xuất sắc trong phong trào phụ nữ và hoạt động Hội LH Phụ nữ (Để nhất quán với Điều 22 ở phía dưới). 3. Nghĩa vụ của tổ chức thành viên[12]: a. Thực hiện Điều lệ, nghị quyết của Hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thành viên; b. Hỗ trợ Hội LH Phụ nữ và các tổ chức thành viên trong hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức cho hội viên. c. (Nên bỏ khoản c vì khoản a đã đề cập các tổ chức thành viên tham gia thực hiện ĐLH và NQ của Hội rồi; việc phối hợp, kết nối các tổ chức thành viên là nhiệm vụ của Hội LH Phụ nữ, đưa khoản c vào mà các tổ chức thành viên không thực hiện được thì sẽ làm giảm hiệu lực của ĐL) Phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Hội LHPN các cấp triển khai các hoạt động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và xây dựng khối đại đoàn kết các tầng lớp phụ nữ. |
|
Chương III Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hệ thống tổ chức, cơ quan lãnh đạo các cấp Hội |
Chương III Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hệ thống tổ chức, cơ quan lãnh đạo các cấp Hội |
|
Điều 9. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động. Cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp do bầu cử lập ra, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. |
Giữ nguyên |
|
Điều 10. Hệ thống tổ chức và cơ quan chuyên trách các cấp Hội 1. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm 4 cấp: a. Trung ương; b. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh); c. Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
d. Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở). 2. Cơ quan chuyên trách Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp. |
Điều 10. Hệ thống tổ chức Hội[13] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm 4 cấp: a. Trung ương; b. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh);
c. Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện); d. Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở).
|
|
Điều 11. Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội 1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. 2. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. 3. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo mỗi cấp Hội là Ban Chấp hành cùng cấp. 4. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp.
|
Điều 11. Cơ quan lãnh đạo và cơ quan chuyên trách các cấp Hội[14] 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội: a. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. b. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. c. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo mỗi cấp Hội là Ban Chấp hành cùng cấp. d. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp. 2. Cơ quan chuyên trách Hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện [15]: Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cùng cấp. |
|
Điều 12. Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp 1. Đại hội các cấp được tổ chức năm năm một lần. Trường hợp đặc biệt do Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định theo quy định. 2. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. 3. Thành phần, số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội mỗi cấp gồm: a. Uỷ viên Ban Chấp hành đương nhiệm; b. Đại biểu do đại hội cấp dưới trực tiếp bầu hoặc từ chi hội (đối với đại hội cấp cơ sở); c. Đại biểu chỉ định: số lượng không quá 10% tổng số đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập quyết định. 4. Nhiệm vụ của Đại hội cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh: a. Đánh giá phong trào phụ nữ; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội; quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; b. Thảo luận dự thảo văn kiện đại hội đại biểu phụ nữ cấp trên trực tiếp và dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc; c. Quyết định số lượng, cơ cấu, nhân sự và bầu Ban Chấp hành đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; d. Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên trực tiếp. 5. Nhiệm vụ của Đại hội toàn quốc: a. Đánh giá phong trào phụ nữ; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội; thảo luận, quyết định phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; b. Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội; c. Quyết định số lượng, cơ cấu, nhân sự và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. |
Giữ nguyên |
|
Điều 13. Bầu Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch các cấp Hội 1. Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó bầu ra đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. 2. Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ được bầu trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp. Số lượng, cơ cấu, thành phần Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Số lượng uỷ viên Đoàn Chủ tịch không quá 1/5, uỷ viên Ban Thường vụ không quá 1/3 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp. 3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch được bầu trong số uỷ viên Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ. 4. Hội nghị Ban Chấp hành chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. |
Điều 13. Bầu Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch các cấp Hội 1. Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó bầu ra đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. 2. Số lượng, cơ cấu, thành phần Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp[16]. Số lượng uỷ viên Đoàn Chủ tịch không quá 1/5, uỷ viên Ban Thường vụ không quá 1/3 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp. 3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch được bầu trong số uỷ viên Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ. 4. Hội nghị Ban Chấp hành chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. (Nếu UV không tham dự nhưng có gửi ý kiến và biểu quyết các vấn đề của HN BCH qua email thì có được tính là tham dự không?) |
|
Điều 14. Bầu bổ sung Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ và Chủ tịch, Phó Chủ tịch các cấp Hội
1. Ban Chấp hành được quyền bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch khi chưa đủ số lượng đã được quyết định tại đại hội.
2. Uỷ viên Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch hoặc Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội các cấp đã nghỉ hưu hoặc thay đổi công tác mà không thuộc thành phần cơ cấu được thôi tham gia Ban Chấp hành. 3. Khi cần thiết, Ban Chấp hành các cấp được quyền bầu bổ sung thêm uỷ viên Ban Chấp hành ngoài số lượng đại hội đã quyết định (cấp Trung ương không quá 5%; cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở không quá 10%). |
Điều 14. Bầu bổ sung Uỷ viên[17] Ban Chấp hành, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch hoặc Uỷ viên Ban Thường vụ và Chủ tịch, Phó Chủ tịch các cấp Hội 1. Ban Chấp hành được quyền bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch hoặc Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch để đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu đã được đại hội quyết định[18]. 2. Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch hoặc Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội các cấp khi có quyết định[19] nghỉ hưu, nghỉ chờ hưu[20] hoặc chuyển[21] công tác mà không thuộc thành phần cơ cấu thì[22] thôi tham gia Ban Chấp hành. 3. Khi cần thiết, Ban Chấp hành các cấp được quyền bầu bổ sung thêm uỷ viên Ban Chấp hành ngoài số lượng đại hội đã quyết định (cấp Trung ương không quá 5%; cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở không quá 10%). |
|
Điều 15. Hình thức bầu cử và điều kiện trúng cử
1. Hình thức bầu cử: biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Chọn hình thức nào do đại hội hoặc hội nghị Ban Chấp hành cùng cấp quyết định.
2. Người trúng cử phải được trên 50% số đại biểu được triệu tập bầu, tính theo tỷ lệ phiếu bầu từ cao xuống thấp. |
Điều 15. Hình thức bầu cử và điều kiện trúng cử 1.Hình thức bầu cử Phương án 1: Giữ nguyên Phương án 2:[23] Việc bầu cử của Hội được thực hiện bằng bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng đối với bầu Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch/Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt thực hiện bằng bỏ phiếu kín. 2. Người trúng cử phải được trên 50% số đại biểu được triệu tập bầu, tính theo tỷ lệ phiếu bầu từ cao xuống thấp. |
|
Điều 16. Chỉ định ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch các cấp Hội 1. Khi có thay đổi về địa giới hành chính hoặc khi có sự sắp xếp lại về tổ chức bộ máy, Hội cấp trên trực tiếp được quyền chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội cấp dưới theo quy định. 2. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch được chỉ định không nhất thiết đủ năm năm. |
Giữ nguyên |
|
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội 1. Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Ban hành nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch của Hội nhằm vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc; b. Lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết, Điều lệ Hội; c. Đại diện tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ; d. Đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị, trong quan hệ với các tổ chức khác trong nước và quốc tế; đ. Bầu Đoàn Chủ tịch trong số ủy viên Ban Chấp hành, bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong số các ủy viên Đoàn Chủ tịch; e. Ban Chấp hành họp mỗi năm một lần, khi cần có thể họp bất thường. 2. Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Hội; triệu tập và chuẩn bị nội dung hội nghị Ban Chấp hành. b. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp và một số vấn đề thuộc tổ chức Hội theo quy định. c. Đoàn Chủ tịch họp sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
3. Thường trực Đoàn Chủ tịch (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch) có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành công việc giữa hai kỳ họp Đoàn Chủ tịch và xử lý công việc hàng ngày của cơ quan Trung ương Hội; b. Chuẩn bị các nội dung hội nghị Đoàn Chủ tịch; c. Lãnh đạo, quản lý toàn diện cơ quan chuyên trách Trung ương Hội; quyết định thành lập, giải thể các ban hoặc đơn vị chuyên môn, tổ công tác, hội đồng tư vấn của cơ quan Trung ương Hội theo quy định; được sử dụng con dấu của Ban Chấp hành trong điều hành hoạt động của cơ quan Trung ương Hội.
|
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội 1. Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Ban hành nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch của Hội nhằm vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc; b. Lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết, Điều lệ Hội; c. Đại diện tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ; d. Đại diện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị, trong quan hệ với các tổ chức khác trong nước và ngoài nước[24]; đ. Bầu Đoàn Chủ tịch trong số ủy viên Ban Chấp hành, bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong số các ủy viên Đoàn Chủ tịch; e. Ban Chấp hành họp mỗi năm một lần, khi cần có thể họp bất thường. 2. Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Hội; triệu tập và chuẩn bị nội dung hội nghị Ban Chấp hành. b. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp và một số vấn đề thuộc tổ chức Hội theo quy định. c. Đoàn Chủ tịch họp sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. 3. Thường trực Đoàn Chủ tịch (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch) có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và xử lý công việc hàng ngày của cơ quan Trung ương Hội; b. Chuẩn bị các nội dung hội nghị Đoàn Chủ tịch; c. Lãnh đạo, quản lý toàn diện cơ quan chuyên trách Trung ương Hội; quyết định thành lập, giải thể các ban hoặc đơn vị chuyên môn, tổ công tác, hội đồng tư vấn của cơ quan Trung ương Hội theo quy định; được sử dụng con dấu của Ban Chấp hành trong điều hành hoạt động của cơ quan Trung ương Hội. |
|
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện 1. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ cùng cấp và cấp trên; b. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiểm tra việc chấp hành nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ cùng cấp và cấp trên; c. Đại diện cho tổ chức Hội và phụ nữ địa phương tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phụ nữ; d. Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp; đ. Ban Chấp hành họp sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. 2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Hội cấp trên và cùng cấp; triệu tập và chuẩn bị nội dung hội nghị Ban Chấp hành cùng cấp; b. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp và một số vấn đề thuộc tổ chức Hội cùng cấp theo quy định; c. Ban Thường vụ họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. 3. Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch) có nhiệm vụ: a. Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ; xử lý các công việc hàng ngày của cơ quan chuyên trách Hội cùng cấp; b. Chuẩn bị các nội dung họp Ban Thường vụ cùng cấp; c. Lãnh đạo, quản lý cơ quan chuyên trách Hội cấp mình; quyết định thành lập, giải thể các ban, đơn vị chuyên môn, tổ công tác, hội đồng tư vấn thuộc cơ quan chuyên trách Hội cùng cấp theo quy định; được sử dụng con dấu Ban Chấp hành trong điều hành hoạt động cơ quan chuyên trách cùng cấp. |
Giữ nguyên |
|
Chương IV Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở |
Chương IV Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở |
|
Điều 19. Tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở 1. Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội. 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở quyết định thành lập các chi hội; dưới chi hội có thể thành lập tổ phụ nữ. Chi hội, tổ phụ nữ sinh hoạt ít nhất ba tháng một lần. |
Giữ nguyên |
|
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở 1. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên; b. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết đại hội, nghị quyết Ban Chấp hành Hội cùng cấp và Hội cấp trên; c. Tham gia góp ý xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện, có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ bị vi phạm; d. Công nhận hội viên; tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nhiệm vụ của hội viên theo quy định Điều lệ; đ. Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp; e. Ban Chấp hành họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. 2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành; b. Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ hội; thu, chi, trích nộp hội phí và sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy định của tổ chức Hội; c. Ban Thường vụ họp một tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. |
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở 1. Ban Chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên; b. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết đại hội, nghị quyết Ban Chấp hành Hội cùng cấp và Hội cấp trên; c. Đại diện cho tổ chức Hội và phụ nữ địa phương[25] tham gia góp ý xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện, có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ bị vi phạm; d. Công nhận hội viên; tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nhiệm vụ của hội viên theo quy định Điều lệ; đ. Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp; e. Ban Chấp hành họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. 2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn: a. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành; b. Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ hội; thu, chi, trích nộp hội phí và sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy định của tổ chức Hội; c. Ban Thường vụ họp một tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường. |
|
Chương V Công tác kiểm tra |
Chương V Công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo |
|
Điều 21. Công tác kiểm tra
1. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm tra của cấp mình và cấp dưới. 2. Đối tượng kiểm tra: tổ chức Hội, cán bộ Hội và hội viên. 3. Nội dung công tác kiểm tra:
a. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, việc thực hiện nghị quyết và các quy định của tổ chức Hội các cấp; b. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của Hội; c. Kiểm tra việc thực hiện, quản lý hội phí, quỹ hội và các nguồn thu khác theo quy định. |
Điều 21. Công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát[26] việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp mình và cấp dưới. 2. Đối tượng kiểm tra, giám sát: tổ chức Hội, tổ chức thành viên[27], cán bộ Hội và hội viên 3. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo: a. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Hội, việc thực hiện nghị quyết và các quy định của tổ chức Hội các cấp; b[28]. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, quản lý hội phí, quỹ hội và các nguồn thu khác theo quy định. c. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của Hội. |
|
Chương VI Khen thưởng, kỷ luật |
Chương VI Khen thưởng, kỷ luật |
|
Điều 22. Khen thưởng 1. Đối tượng khen thưởng: cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ, tổ chức Hội và những tập thể, cá nhân khác có nhiều thành tích đóng góp cho công tác phụ nữ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng. 2. Hình thức khen thưởng của Hội gồm: kỷ niệm chương, cờ thi đua, giải thưởng, bằng khen, giấy khen và các hình thức công nhận khác. |
Điều 22. Khen thưởng 1. Đối tượng khen thưởng: tổ chức Hội, tổ chức thành viên[29], cán bộ Hội, hội viên, phụ nữ và những tập thể, cá nhân khác có[30] thành tích đóng góp cho công tác phụ nữ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng. 2. Hình thức khen thưởng của Hội gồm: kỷ niệm chương,[31] giải thưởng, bằng khen, giấy khen và các hình thức công nhận khác. |
|
Điều 23. Kỷ luật 1. Cán bộ Hội, hội viên, tổ chức thuộc Hội vi phạm Điều lệ Hội, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật của Hội. 2. Hình thức kỷ luật: a. Đối với tổ chức thuộc Hội: khiển trách, cảnh cáo, giải thể; b. Đối với cán bộ Hội: khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc thôi đảm nhiệm chức danh (đối với cán bộ Hội không phải là cán bộ, công chức); c. Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, thôi công nhận hội viên. |
Điều 23. Kỷ luật 1. Tổ chức Hội, tổ chức thành viên[32], cán bộ Hội, hội viên vi phạm Điều lệ Hội, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật của Hội. 2. Hình thức kỷ luật: a. Đối với tổ chức Hội: khiển trách, cảnh cáo, giải thể; b. Tổ chức thành viên: khiển trách, thôi công nhận[33]. c. Đối với cán bộ Hội: khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc thôi đảm nhiệm chức danh (đối với cán bộ Hội không phải là cán bộ, công chức); d. Đối với hội viên: khiển trách[34]. |
|
Chương VII Tài chính của Hội |
Chương VII Tài chính của Hội |
|
Điều 24. Tài chính của Hội 1. Tài chính của Hội gồm: a. Ngân sách Nhà nước cấp; b. Hội phí: 1.000 đồng/hội viên/tháng; c. Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội phải tuân theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội. |
Điều 24. Tài chính của Hội 1. Tài chính của Hội gồm: a. Ngân sách Nhà nước cấp; b. Hội phí: 1.000 đồng/hội viên/tháng; c. Đóng góp của các tổ chức thành viên;[35] d. Các nguồn thu hợp pháp khác. 2. Việc quản lý, sử dụng tài chính của Hội phải tuân theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội. |
|
Chương VIII Chấp hành Điều lệ Hội |
Chương VIII Chấp hành Điều lệ Hội |
|
Điều 25. Chấp hành Điều lệ Hội 1. Cán bộ Hội, hội viên, tổ chức Hội các cấp và các tổ chức thành viên có trách nhiệm chấp hành Điều lệ Hội. 2. Chỉ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội. 3. Ban Chấp hành Trung ương Hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội. |
Giữ nguyên |
|
[1] Thay cụm từ “các tầng lớp phụ nữ” bằng cụm từ “hội viên, thành viên” theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013.
[2] Chuyển 1 phần nhiệm vụ 2 về nhiệm vụ 1..
[3] Thay cụm từ “tham gia tổ chức Hội” bằng từ “tham gia hoạt động Hội”. (thực hiện theo Hướng dẫn số 19/HD – BCH ngày 12/10/2015).
[4] Quy định để đảm bảo phù hợp với điều kiện về độ tuổi ở điều 3.
[5] Lý do bỏ: không nên có sự phân biệt giữa các nhóm đối tượng hội viên. Trên thực tế, lực lượng này chưa thể hiện rõ vai trò xung kích trong phong trào phụ nữ.
[6] Thay cụm từ “hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức” bằng cụm từ “Việc thực hiện nghị quyết và Điều lệ Hội đối với” để thống nhất với cách viết tại khoản 1 Điều 4 nói về hội viên.
[7] Thay đổi theo đúng tên gọi mới.
[8] Bỏ cụm từ “ở trong nước” để mở rộng đối tượng tập hợp ở ngoài nước.
[9] Bổ sung cụm từ “xem xét” để đảm bảo chặt chẽ về quy trình.
[10] Bổ sung cụm từ “thôi công nhận”, vì trong văn bản hiện hành chưa quy định.
[11] Tách quyền và nghĩa vụ thành 2 khoản riêng biệt.
[12] Các điểm sửa đổi được tham khảo Điều lệ tổ chức thành viên (Hội Nữ trí thức và Hiệp Hội Nữ doanh nhân).
[13] Các khái niệm “tương đương” của điều này được giải thích tại Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội. Tách phần “cơ quan chuyên trách Hội” sang điều 11.
[14] Bổ sung tên điều cho thống nhất với nội dung.
[15] Khoản 2, điều 10 chuyển về.
[16] Diễn đạt lại cho gọn.
[17] Thêm chữ “Uỷ viên” vì chỉ bầu bổ sung Uỷ viên, không phải bầu bổ sung cả Ban Chấp hành.
[18] Viết gọn lại.
[19] Thêm cụm từ “khi có quyết định” cho rõ nghĩa.
[20] Bổ sung cho rõ hơn, vì trong lực lượng Công an có trường hợp nghỉ chờ hưu 2 năm.
[21] Thay cụm từ “thay đổi” bằng từ “chuyển”.
[22] Thêm từ “thì”.
[23] Sửa hình thức bầu cử bằng “bỏ phiếu kín”.
[24] Sửa lại để đồng nhất “trong và ngoài nước”.
[25] Bổ sung để làm rõ chức năng đại diện của tổ chức Hội ở cơ sở.
[26] Bổ sung công tác giám sát của Hội cho phù hợp chức năng, nhiệm vụ và thực tế Hội đang thực hiện.
[27] Bổ sung cụm từ “tổ chức thành viên”, vì điều lệ hiện hành chưa điều chỉnh đến đối tượng này.
[28] Chuyển vị trí giữa điểm b và c điều lệ hiện hành để đảm bảo logic.
[29] Đổi cụm từ “tổ chức Hội” là đối tượng khen thưởng trước; bổ sung cụm từ “tổ chức thành viên”, vì điều lệ hiện hành chưa điều chỉnh đến đối tượng này.
[30] Bỏ từ “nhiều” vì không có tính định lượng.
[31] Bỏ cụm từ “cờ thi đua”, vì không phải là hình thức khen thưởng mà là danh hiệu thi đua theo Luật TĐKT.
[32] Tương tự như chú thích 42.
[33] Bổ sung hình thức kỷ luật “khiển trách, thôi công nhận” đối với tổ chức thành viên khi vi phạm thực hiện Điều lệ và Nghị quyết của các cấp Hội.
[34] Đối với hội viên chỉ quy định hình thức kỷ luật “khiển trách” là phù hợp.
[35] Bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức thành viên với nguồn tài chính của Hội.
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024