Bản đồ hỗ trợ nông dân
(SGGPO) - Nạn đói vào những năm 1980 vẫn là nỗi ám ảnh với người dân Ethiopia. Và cũng từ đó đến nay, câu chuyện làm sao để không còn rơi vào nạn đói vẫn luôn là những trăn trở của các chuyên gia nông nghiệp tại đất nước này.
Qua vài năm nghiên cứu và thử nghiệm, Hệ thống thông tin đất Ethiopia (EthioSIS) dự kiến sẽ được hoàn thiện trong năm nay. Đây là hệ thống bản đồ kỹ thuật số gồm các dữ liệu về đất nông nghiệp ở Ethiopia, cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến các loại đất, khoanh vùng những loại đất nông nghiệp và độ màu mỡ của đất, từ đó xác định được lượng phân bón cũng như nước tưới dành cho đất nông nghiệp. Từ khi triển khai thử nghiệm sử dụng bản đồ này cho đến nay, sản lượng lương thực của Ethiopia đã có bước chuyển biến, với lượng phân bón và nước tưới được tính toán kỹ lưỡng, sản lượng lúa mì đã tăng từ 1 - 3 tấn/ha đất nông nghiệp, góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp của nước này.
Thu hoạch cà chua tại Ethiopia Ảnh: TTXVN
Ông Tekalign Mamo, người đứng đầu chương trình EthioSIS, nhờ có nhiều năm nghiên cứu về nông nghiệp nên rất hiểu về tầm quan trọng của việc xác định các loại đất dành cho trồng trọt. Ông cho biết, qua nhiều năm, các loại đất nông nghiệp ở Ethiopia - tương tự ở các quốc gia châu Phi khác - đều rơi vào cảnh bị thoái hóa nghiêm trọng dẫn đến bạc màu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Bên cạnh đó, Ethiopia còn đối mặt với tình trạng phá rừng ồ ạt, làm tăng nguy cơ gặp lũ lụt gây xói mòn đất. Trước khi bản đồ này được triển khai, sản lượng ngũ cốc của Ethiopia chỉ được hơn 2 triệu tấn/1ha, thấp hơn nhiều so với chuẩn thu hoạch của quốc tế. Để hoàn thành bản đồ này, EthioSIS đã sử dụng những hình ảnh thu được từ vệ tinh và lịch sử đất trồng, sau đó kết hợp với việc đi thực tế từ các địa hình đất trồng để cho ra các thông số tương đối chính xác. Ở mỗi khu vực sẽ có những thông số phân tích và hướng dẫn nông dân sử dụng nước tưới và phân bón sao cho hợp lý nhất. Nông dân cũng được hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đa dạng, phù hợp với từng loại đất mà không cần phải tốn nhiều thời gian để thử nghiệm. Chính phủ Ethiopia kỳ vọng kế hoạch này không những sẽ giúp tăng sản lượng lương thực, giúp nông dân có thêm thu nhập mà còn giúp họ có thêm những kiến thức về nông nghiệp, tránh tình trạng phá rừng bừa bãi.
Hiện tượng El Nino vẫn luôn đe dọa đất nông nghiệp ở khu vực Đông Phi, trong đó có Ethiopia. Ông Tekalign Mamo khá lạc quan khi cho rằng với bản đồ kỹ thuật số mới, nỗi lo này sẽ được giảm nhẹ phần nào do nông dân đã biết cách trồng trọt khoa học, mặt khác, những nơi có nguy cơ bị El Nino tấn công sẽ được khoanh vùng trước để những người làm nông biết cách đối phó. Những tín hiệu lạc quan của EthioSIS đã đưa nhóm các nhà nghiên cứu dự án đến gần hơn với những đối tác mới là những công ty quốc tế có các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp có uy tín và không gây hại cho môi trường. Các quan chức Tanzania đã đến Ethiopia để học kinh nghiệm thiết lập bản đồ đất nông nghiệp kỹ thuật số. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ có thêm nhiều quốc gia ở Đông Phi đến nước này để khảo sát bản đồ và nghiên cứu áp dụng loại bản đồ tương tự trong hoạt động nông nghiệp.
Thanh Hằng; Thứ bảy, 05/11/2016, 06:32 (GMT+7)
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024