Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển do chính sách và thực tế chưa gặp nhau

Hôm nay 25-11, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tổ chức họp với hơn 300 doanh nghiệp cùng với 40 địa phương và các bộ ngành liên quan để bàn giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Quanh cảnh Hội thảo. Ảnh: Ái Vân

Tại Hội thảo, những vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực phát triển, hình thành các cụm công nghiệp liên kết, các khu công nghiệp tập trung, xây dựng khung tiêu chuẩn hoá sản phẩm kết hợp với tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp phát triển cũng như tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm sản xuất… sẽ được tập trung mổ xẻ.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, nguyên nhân khiến cho ngành công nghiệp hỗ trợ nước ta chưa phát triển là do nguồn vốn đầu tư thấp – nhân tố tạo ra tăng trưởng; việc phát triển của các doanh nghiệp còn dựa vào việc khai thác tài nguyên khoáng sản, lao động năng suất thấp, giá rẻ… Hiện cơ cấu giá trị sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp nội địa thấp. Với những cơ cấu giá trị sản phẩm lớn thì Việt Nam chỉ mới tham gia khâu gia công.

Sản xuất khuôn mẫu cơ khí chính xác cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Nhà máy Cơ khí chính xác Amura Precision, TPHCM. Ảnh: T.L

Có thể thấy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ hiện rất cần thiết và cấp bách. Năng lực của các doanh nghiệp chế tạo trong nước còn rất lớn. Tuy nhiên, còn nhiều điểm chưa gặp nhau giữa chính sách của nhà nước và thực tiễn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt là những chính sách liên quan đến giảm thuế nhập khẩu linh kiện sản xuất, hỗ trợ đầu tư bước đầu cho doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đại diện các doanh nghiệp tham dự cho rằng, để có thể đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, nhà nước cần đóng vai trò “bà đỡ” để các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Ái Vân; Thứ sáu, 25/11/2016, 09:14 (GMT+7); Nguồn: SGGP Online

 


Phần mềm giao nhận logistic