Hội thảo khoa học quốc gia “ Tư tưởng Hồ Chí Minh - Giá trị nhân văn và phát triển”
(LLCT) – Hội thảo diễn ra vào sáng 8-5-2015 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh , tại (Hà Nội) do Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tổ chức; GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, TS Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự: Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; GS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, Thành phố Hà Nội, tỉnh Nghệ An.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn liền với quá trình lịch sử cách mạng nước ta và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX, là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Đồng chí nhấn mạnh: Giá trị nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Tất cả đều toát lên tình yêu thương, sự tôn trọng, thái độ khoan dung và niềm tin vào khả năng tự hoàn thiện của con người… Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong tư tưởng của Người về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; về xây dựng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa cái tốt với cái xấu, giữa cái cũ lạc hậu với cái mới tiến bộ, văn minh qua mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Mục đích cao nhất của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là mong muốn con người được giải phóng triệt để và trở thành chủ nhân đích thực của đất nước, của thế giới. Với ý nghĩa như vậy, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là kết tinh của văn hóa, văn hóa Việt Nam, văn hóa nhân loại.
Báo cáo đề dẫn hội thảo, GS, TS Tạ Ngọc Tấn nêu rõ: Hội thảo là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỏ lòng tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, cũng là dịp để chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về một trong những giá trị to lớn và sâu sắc trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là giá trị nhân văn và phát triển. Những luận điểm và mệnh đề trong tư tưởng nhân văn và phát triển của Người đang phản ảnh hơi thở của thời đại, là những giá trị mà nhân loại đang nỗ lực để hướng tới.
Hơn 60 tham luận gửi tới Ban Tổ chức và các ý kiến phát biểu tập trung làm rõ những luận điểm, những mệnh đề và tư tưởng nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh theo các nhóm vấn đề:
Trong xác định mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam
Các tham luận tại Hội thảo khẳng định,luận điểm độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc; độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề cho sự phát triển của dân tộc, đã trở thành một giá trị vĩnh hằng, chân lý thời đại trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gắn mục tiêu độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của nhân dân là tiền đề cốt lõi dẫn đến sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Quan điểm độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc; đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc khác như là đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình của Hồ Chí Minh là những giá trị vượt thời đại.
Các tham luận của PGS, TS Ngô Đình Xây (Ban Tuyên giáo Trung ương), GS, TS Nguyễn Văn Huyên, PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, PGS, TS Trần Minh Trưởng, PGS, TS Phạm Hồng Chương (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), PGS, TS Đinh Xuân Lý (Đại học quốc gia Hà Nội), đã phân tích, làm sáng tỏ quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định đó là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người, một biểu trưng mẫu mực về sự uyên bác của Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của thuộc địa như Việt Nam. Những luận điểm đó đặt cơ sở và là tiền đề quan trọng cho hành trình phát triển đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc.
Tham luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao” của Ủy viên BCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chỉ rõ, độc lập dân tộc là mục tiêu xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Với một dân tộc vùng lên thoát khỏi ách thống trị của thực dân, mục tiêu đối ngoại vì độc lập dân tộc chính là kết tinh của các giá trị văn hóa. Độc lập là mục tiêu chính trị nhưng xét cho cùng, cũng là mục tiêu văn hóa. Giá trị cao nhất của văn hóa là con người được sống trong độc lập, tự do. Đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, mục tiêu và sự nghiệp giành độc lập dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu là tấm gương sáng, là nguồn cảm hứng để họ đứng lên giành và giữ vững nền độc lập của chính mình.\
Về động lực của cách mạng Việt Nam
Các tham luận khẳng định, tư tưởng cốt lõi về động lực của cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh chính là nhân dân. Người khẳng định, nhân dân là lực lượng quyết định sự thành bại của cách mạng. “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Các tham luận chỉ rõ: Ngay từ năm 1921, Hồ Chí Minh đã nhìn ra sức mạnh vĩ đại của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Người đã khẳng định: Dù trong cách mạng giải phóng dân tộc hay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được.
Các tham luận của PGS, TS Nguyễn Đắc Vinh (Ủy viên dự khuyết BCHTW Đảng, Bí thư thứ nhất BCHTW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), PGS, TS Nguyễn Văn Thế (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng), PGS, TS Đỗ Thị Thạch, PGS, TS Dương Trung Ý, PGS, TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã phân tích, làm sáng tỏ những giá trị nhân văn trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người trong đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là những tư tưởng có giá trị to lớn, có vai trò quyết định đối với những thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Về xây dựng và phát triển xã hội
Các tham luận phân tích rõ: Giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh không giới hạn trong khuôn khổ giải quyết vấn đề giải phóng con người khỏi ách nô lệ, kìm kẹp của chế độ thực dân phong kiến mà còn là giải quyết vấn đề xây dựng vị thế con người, trả lại những giá trị đích thực thuộc về con người với tư cách là chủ và làm chủ xã hội.
Những triết lý về xây dựng và phát triển xã hội trong tư tưởng của Hồ Chí Minh như: giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững, ... được phân tích và làm sáng tỏ trong nhiều tham luận. Các tác giả đều khẳng định, những nội dung đó là tư tưởng về sự phát triển hài hòa, toàn diện các mặt đời sống xã hội Việt Nam.
Kết thúc hội thảo, PGS, TS Tạ Ngọc Tấn đánh giá, các tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã góp phần làm sáng rõ những luận điểm, mệnh đề, những tư tưởng cốt lõi nhất, chứa đựng giá trị nhân văn và phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó góp phần thúc đẩy sự vận dụng sáng tạo và phát triển những giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.
- Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin
- Hội thảo Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy Khu vực tự do thương mại lục địa châu Phi (AfCFTA): Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024