Sẽ có chính sách linh hoạt vận động mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con
Cần có chính sách linh hoạt để kéo tăng mức sinh đang giảm ở một số vùng
Trước tình trạng một số vùng và địa phương xuất hiện tình trạng giảm sinh, Bộ Y tế mới đây đã đề xuất 3 phương án để giải quyết tình trạng này.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số-Kế hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết, có 3 phương án được Bộ Y tế đề xuất để nâng mức sinh lên, cụ thể:
Phương án 1: Duy trì mức sinh như hiện nay càng lâu càng tốt. Theo đó sẽ vận động mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con mà không quy định thành luật với chính sách linh hoạt. Những địa phương đang sinh nhiều con (hơn 3 con) thì vận động sinh ít đi để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Ngược lại những nơi tỷ lệ sinh thấp thì phải vận động nâng mức sinh lên như khu vực Đông Nam bộ.
Phương án 2: Tiếp tục chính sách sinh ít hơn 2 con, khẩu hiệu mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con, nhằm tiếp tục giảm mức sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số.
Phương án 3: Cho đẻ thoải mái, không vận động, không cấp phương tiện tránh thai miễn phí.
Theo ông Tân, với phương án 2 khi sinh ít con hơn, các gia đình có điều kiện nuôi dạy trẻ tốt hơn, giảm bớt chi phí an sinh cho xã hội cho trẻ sinh ra, mật độ dân số tăng chậm hơn. Tuy nhiên với phương án này cũng có mặt trái là mức sinh có nguy cơ tiếp tục giảm xuống, dẫn tới tương không xa đất nước sẽ thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động.
Trong khi đó, với phương án 3, nhiều chuyên gia lo ngại dân số tăng trở lại. Vì thế, Bộ Y tế mong muốn thực hiện phương án 1. Đó là tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát những vùng có mức sinh cao và nâng cao mức sinh ở những vùng thấp.
Theo Tổng cục Dân số-Kế hóa gia đình, 10 năm qua, Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế 2,1 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) - đây là mức lý tưởng. Tuy nhiên, một số khu vực đang bắt đầu có tình trạng giảm sinh. Đặc biệt, tại khu vực ĐBSCL mức sinh chỉ còn 1,5-1,6 con, riêng tại TP HCM mức sinh giảm còn 1,45 con, thấp nhất cả nước.
Trong khi đó, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, với tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm 10% dân số. Trong khi già hóa dân số ở Việt Nam có tốc độ nhanh nhất thế giới. Các nước phải mất vài chục năm, thậm chí cả trăm năm thì Việt Nam chỉ mất 17-20 năm để già hóa dân số. Điều này tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội cũng như của mỗi gia đình, khi lực lượng lao động giảm và số người cao tuổi tăng lên.
Minh Khang; SGGPO Thứ Ba, 10/10/2017 19:10
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024