Những nhà khoa học nữ làm thay đổi thế giới

 

Nhà Toán học, Thiên văn học và Triết gia - Hypatia (370-415)

Ở đỉnh cao của sự nổi tiếng, nhà nữ toán học, thiên văn học và triết gia Hy Lạp tài năng này đã từng là người đứng đầu Trường Neoplatonic ở Alexandria và là một người thầy được kính trọng. Tuy nhiên, bà phải chịu một số phận vô cùng bi thảm. Thời đại của bà diễn ra cuộc thanh trừng tà giáo của đạo Thiên Chúa. Một bộ phận dân chúng Thiên Chúa giáo đã kết tội bà theo tà giáo, kéo bà qua các con phố, giết và đem thiêu. Ngày nay, các di sản của Hypatia giúp bà trở thành nhà nữ khoa học đầu tiên được công nhận trong lịch sử. 

 

Nhà Thiên văn học - CAROLINE HERSCHEL (1750-1848)

 

Carline Lucretia Herschel sinh ngày 16 tháng 3 năm 1750, tại Hannover, phía Bắc nước Đức. Bà là nhà nữ thiên văn học đầu tiên trên thế giới.
Khởi nghiệp, Caroline Herschel vốn là một ca sĩ đầy tiềm năng. Nhưng sau đó, bà theo anh trai là William Herschel – một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất lịch sử nhân loại - tới Anh vào năm 1772. Ở đây, Caroline Herschel đã quyết định chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, đó là Thiên văn học. Ban đầu, bà chuyên ghi lại những quan sát của anh trai. Tuy nhiên, sự nghiệp trong lĩnh vực thiên văn học của Herschel chính thức mở ra khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên phát hiện ra một sao chổi mới. Trong suốt cuộc đời mình, Herschel đã khám phá ra 8 sao chổi và 3 tinh vân. Thêm vào đó, một trong số những thành tựu không thể không nhắc đến của bà là việc quan sát thiên hà Messier 110 – thiên hà này sau đó đã được các nhà thiên văn chứng minh rằng có một lỗ đen siêu nặng tại trung tâm của nó. 
Năm 1828, Caroline Herschel đã được Hội thiên văn hoàng gia trao tặng huy chương vàng để tôn vinh những cống hiến của bà. Không những thế, tên bà còn được dùng để đặt cho tiểu hành tinh 281 Lucretia. Bà chính là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận một cách chính thức những cống hiến của mình.
Bà qua đời ngày 9 tháng 1 năm 1848, và để lại những cống hiến không nhỏ cho nền khoa học nhân loại nói chung và Thiên văn học thế giới nói riêng. 

 

Marie Curie (1867- 1934) - đồng chủ nhân Giải Nobel Vật lý năm 1903 và chủ nhân Giải Nobel Hóa học năm 1911 

Bà sinh ngày 7/11/1867 tại Warsaw (Ba Lan).
Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1903 được chia một nửa trao cho Antoine Henri Becquerel để ghi nhận phát hiện của ông về phóng xạ và một nửa khác chung cho Pierre Curie và Marie Curie về nghiên cứu chung của họ về các hiện tượng bức xạ được phát hiện bởi Giáo sư Henri Becquerel.
Giải Nobel Hóa học năm 1911 cũng đã được trao cho Marie Curie cho sự phát hiện radium và polonium, cô lập của radium và nghiên cứu về bản chất của nguyên tố đáng chú ý này.

 

Nhà Vật lý - LISE MEITNER (1878-1968)

Lise Meitner sinh ngày 7 tháng 11 năm 1878, là một nhà Vật lý người Áo, sau này nhập quốc tịch Thụy Điển. Bà nổi tiếng với việc là một thành viên của nhóm phát hiện ra phản ứng phân hạch hạt nhân, mà sau này chỉ một đồng nghiệp của bà được nhận giải Nobel Vật lý cho phát hiện này, là Otto Hahn, mặc dù bà là người đầu tiên đề cập đến hiện tượng phân hạch đồng vị phóng xạ và chứng minh điều đó cho Hahn thấy, khi làm các thí nghiệm cùng nhau. Nhưng, vì tình trạng trọng nam khinh nữ quá phổ biến thời bấy giờ, mà sau đó, những cống hiến của bà bị xem nhẹ và tên bà không được xuất hiện trong danh sách trao Giải.

Dù xã hội có bất công đến mấy, tài năng và hiểu biết của Meitner là điều không thể phủ nhận. Bà là phụ nữ thứ hai có bằng tiến sĩ Vật lý tại Đại học Viên, năm 1905. Sau đó bà đến Berlin và được Max Planck đồng ý cho dự giảng, dù trước đó, ông luôn từ chối đề nghị này với tất cả phụ nữ.
Năm 1917, bà được trao tặng huy chương Leibniz của Viện hàn lâm khoa học Berlin, nhờ phát hiện đồng vị bền đầu tiên của Protactini. Năm 1922, nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng Auger cũng được Meitner khám phá. Albert Einstein đã ca ngợi bà là “Marie Curie của Đức”.
Ngày 27 tháng 10 năm 1968, Lise Meitner qua đời. Nguyên tố thứ 109 trong bảng tuần hoàn hóa học đã được đặt tên là meitnerium để tôn vinh những cống hiến của bà.

Gerty Cori Theresa - đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 1947

Bà sinh ngày 15/ 8/1896 tại Prague, Áo-Hung (nay là Cộng hòa Séc). Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Đại học Washington, St Louis, MO, Mỹ.

Giải Nobel Y học năm 1947 được chia một nửa cho Carl Ferdinand Cori và Gerty Cori Theresa cho khám phá của họ về quá trình chuyển đổi xúc tác của glycogen và một nửa cho Bernardo Alberto Houssay cho phát hiện về vai trò của các hoóc môn của thùy trước tuyến yên trong chuyển hóa đường.

 

Irène Joliot-Curie (1897-1956) - đồng chủ nhân Giải Nobel Hóa học năm 1935

Bà sinh ngày 12/9/1897 tại Paris, Pháp. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Viện Radium, Paris, Pháp.

Theo nhiều cách, cuộc đời của Irene cũng gây tiếng vang như người mẹ nổi tiếng Marie Curie. Cùng với chồng Frederic, họ nghiên cứu hoạt động của phóng xạ và là những người đầu tiên tạo ra nguyên tố phóng xạ nhân tạo, đưa họ tới giải Nobel Hóa học năm 1935. Công trình của Irene về các nguyên tố nặng trở thành nhân tố chính dẫn tới quy trình phân chia hạt nhân, khâu cơ bản của năng lượng hạt nhân.

Giải Nobel Hóa học năm 1935 được trao chung cho Frédéric Joliot và Irène Joliot-Curie về sự tổng hợp nguyên tố phóng xạ mới.

 

Barbara Mcclintock (1902-1992) – Chủ nhân Giải Nobel Y học năm 1983

Barbara McClintock là một nhà khoa học người Mỹ. Bà sinh ngày 16 tháng 6 năm 1902, và là một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới trong lĩnh vực di truyền học tế bào. Năm 1927, bà nhận bằng tiến sĩ thực vật học tại Đại học Cornell. Cũng tại đây, bà là người dẫn đầu trong nghiên cứu di truyền học tế bào của ngô. Từ những nghiên cứu của mình trên ngô, bà đề xuất khái niệm chuyển vị gen. Điều này có thể giải thích cho sự thay đổi những tính trạng (màu lá, chiều cao…) của cây. Sau 30 năm miệt mài nghiên cứu, năm 1983, bà đã trở thành một trong số những phụ nữ đầu tiên trên thế giới được nhận giải Nobel về Y học.
Những nghiên cứu của bà về chuyển vị gen đã giúp các nhà khoa học ngày nay ứng dụng để tạo ra và nghiên cứu các đột biến mới phục vụ cho nhân loại như vi khuẩn kháng kháng sinh. 
Barbara McClintock qua đời ngày 2 tháng 9 năm 1992, để lại cho nền y học thế giới tài sản trí tuệ quí giá của cuộc đời mình.

 

Maria Goeppert Mayer - đồng chủ nhân Giải Nobel Vật lý năm 1963

Bà sinh ngày 28/6/1906 tại Kattowitz (nay là Ba Lan). Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Đại học California, San Diego, CA, Mỹ.
Giải Nobel Vật lý năm 1963 đã được chia một nửa cho Eugene Paul Wigner vì những đóng góp của ông cho lý thuyết về hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản, đặc biệt thông qua việc phát hiện và áp dụng các nguyên tắc đối xứng cơ bản, nửa còn lại chung cho Maria Goeppert Mayer và J. Hans D. Jensen về những khám phá của họ liên quan đến cấu trúc vỏ hạt nhân.

 

Rita Levi-Montalcini - đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 1986

Bà sinh ngày 22/4/1909 tại Turin, Ý. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Viện Sinh học tế bào của CNR, Rome, Ý.
Giải Nobel Y học năm 1986 đã được trao chung cho Stanley Cohen và Rita Levi-Montalcini cho những khám phá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng.

 

Dorothy Crowfoot Hodgkin (1910-1994) - Chủ nhân Giải Nobel Hóa học Hóa học năm 1964

 

 

 Nhà khoa học người Anh Dorothy sử dụng kỹ thuật mới tinh thể học Xquang và những máy tính đầu tiên nhằm phát hiện cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà để vẽ bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại. Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người.

Với công trình nghiên cứu: “Xác định công thức cấu tạo của các chất hoạt động sinh học bằng kĩ thuật X quang” Bà dành giải Nobel năm 1964, Bà cũng là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình và giải trừ quân bị trên thế giới.

 

Gertrude B. Elion (1918-1991) - đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 1988

 

Gertrude Belle Elion là một nhà Hóa sinh và Dược học người Mỹ. Bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1918 tại thành phố New York. Elion tốt nghiệp Đại học Hunter năm 1937 và tiếp tục tốt nghiệp Đại học New York năm 1941. Tuy nhiên, vì là một phụ nữ  mà Elion không được bổ nhiệm làm chức vụ nghiên cứu ở trình độ đại học. Bà làm phụ tá cho George H. Hitchings tại công ty dược phẩm Burroughs-Wellcome. 
Tại đây, bà đã tạo ra rất nhiều loại dược phẩm bằng các phương pháp nghiên cứu theo kỹ thuật mới. Chính các phương pháp đó đã dẫn tới việc tạo ra thuốc AZT để điều trị bệnh AIDS sau này.
Thêm vào đó, một thành tựu lớn của nền y học thế giới mà Gertrude Elion là người có công đóng góp vô cùng quan trọng, đó là cho ra đời viên thuốc Purinethol – loại thuốc đầu tiên chữa bệnh máu tưởng của một nhà nghiên cứu là tìm một con đường mới để chinh phục, tìm một ngọn núi mới để leo tới đỉnh ”
Cuộc đời của nữ bậc thầy Y học thế giới đã khép lại vào ngày 21 tháng 2 năm 1991. Bà đã dành trọn cuộc đời để thực hiện lý tưởng của mình, cho một thế giới tốt đẹp hơn

Giải Nobel Y học năm 1988 được trao cho nhà khoa học nữ Gertrude B. Elion. Bà sinh ngày 23/1/1918, New York, NY, Mỹ. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Wellcome, Research Triangle Park, NC, Mỹ.
Giải Nobel Y học năm 1988 đã được trao chung cho Sir James W. Black, Gertrude B. Elion và George H. Hitchings cho những khám phá của họ về các nguyên tắc quan trọng đối với việc điều trị bằng thuốc.

 

Rosalyn Yalow - đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 1977

Bà sinh ngày 19/7/ 1921 tại New York, NY, Mỹ. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Bệnh viện Cựu chiến binh, Bronx, NY, Mỹ.

Giải Nobel chia một nửa cho Rosalyn Yalow cho phát hiện của bà về sự phát triển kỹ thuật radioimmunoassays (kỹ thuật miễn dịch phóng xạ) trên peptide hoóc môn. Nửa còn lại cho Roger Guillemin và Andrew V. Schally về những khám phá của họ liên quan đến việc sản xuất hormone peptide hoóc môn của bộ não.

 

Nhà Lý sinh học và Tinh thể học - ROSALIND FRANKLIN (1921-1958)

Rosalind Elsie Franklin là một nhà Lý sinh học và Tinh thể học tia X. Bà sinh ngày 25 tháng 7 năm 1921 tại London. Năm 1938, bà theo học ngành hóa tại Đại  học Newnham, Cambridge và được cấp chứng chỉ Second Class Honours, chứng chỉ này được chấp nhận như một giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học. Bởi Cambridge chỉ cấp bằng cử nhân cho phụ nữ từ năm 1947. 
Một thời gian, Franklin làm trợ lý nghiên cứu cho Hiệp hội nghiên cứu về việc sử dụng than của Anh, bà đã phân loại được than, tính được hiệu suất khi sử dụng làm nhiên liệu và ứng dụng sản xuất khí tài thời chiến. Năm 1945, bà nhận được bằng tiến sĩ cho công trình nghiên cứu này. Năm 1951, bà bắt đầu ứng dụng tinh thể học tia X để nghiên cứu ADN, và chụp được bức ảnh tinh thể học Xquang nổi tiếng gọi là “Photo 51”. Nghiên cứu của bà chính là một trong những tiền đề quan trọng nhất để xây dựng cấu trúc ADN.
Năm 1953, Franklin làm việc tại Đại học Brikbeck. Và đi tiên phong trong việc nghiên cứu về Virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá, và Virus gây bại liêt. 
Nhiều nhà khoa học lớn của thế giới cho rằng Rosalind Franklin xứng đáng nhận giải Nobel cho những nghiên cứu của mình. Tuy nhiên đáng tiếc bà đã không theo đuổi tới cùng nghiên cứu của mình. Các nghiên cứu về cấu trúc ADN của bà đã được tiếp tục phát triển và mang lại giải Nobel cho James Watson, Francis Crick và Maurice Wilkins năm 1962. Franklin qua đời ngày 16 tháng 4 năm 1958 khi mới 37 tuổi.

 

Ada E. Yonath - đồng chủ nhân Giải Nobel Hóa học năm 2009

Bà sinh ngày 22/6/1939 tại Jerusalem, Palestine (nay là Israel). Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Viện Khoa học Weizmann, Rehovot, Israel.

Giải Nobel Hóa học năm 2009 đã được trao chung cho Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. Steitz và Ada E. Yonath cho các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của ribosome.

 

Christiane Nüsslein-Volhard - đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 1995

Bà sinh ngày 20/10/1942 tại Magdeburg, Đức. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Viện Max-Planck, Cộng hòa Liên bang Đức.
Giải đã được trao chung cho Edward B. Lewis, Christiane Nüsslein-Volhard và Eric F. Wieschaus cho những khám phá của họ liên quan đến việc kiểm soát di truyền của phôi trong gia đoạn đầu phát triển.

 

Linda B. Buck – đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 2004

 

Bà sinh ngày 29/1/1947 tại Seattle Giải Nobel đã được trao chung cho Richard Axel và Linda B. Buck cho những khám phá của họ, WA, Mỹ. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, Seattle, WA, Mỹ.
Giải Nobel đã được trao chung cho Richard Axel và Linda B. Buck cho những khám phá của họ về thụ thể mùi và tổ chức của hệ thống khứu giác.

 

Françoise Barré-Sinoussi (1947) – đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 2008

 

Bà sinh ngày 30/7/1947 tại Paris, Pháp. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Phòng Điều tiết lây nhiễm retrovirus, Bộ phận Virus học, Viện Pasteur, Paris, Pháp.
Giải Nobel Y học năm 2008, một nửa chia cho Harald zur Hausen vì đã khám phá ra virus tạo u nhú ở người gây ra ung thư cổ tử cung, nửa còn lại chia chung cho Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier cho khám phá của họ về sự suy giảm miễn dịch của con người do virus.

 

Đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 2009

           Elizabeth H. Blackburn                        Carol W. Greider

                                    

- Elizabeth H. Blackburn sinh ngày 26//11/1948 tại Hobart, Tasmania, Úc. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Đại học California, San Francisco, CA, Mỹ.

- Carol W. Greider sinh ngày 15/04/1961 tại San Diego, CA, Mỹ. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Đại học Johns Hopkins School of Medicine, Baltimore, MD, Mỹ.

 Giải còn được trao chung cho Carol W. Greider và Jack W. Szostak cho việc phát hiện ra nhiễm sắc thể được bảo vệ bởi telomere và enzyme telomerase như thế nào.

 

May-Britt Moser – đồng chủ nhân Giải Nobel Y học năm 2014

Bà sinh năm 1963 tại Fosnavåg, Na Uy. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Trung tâm Tính toán thần kinh, Trondheim, Na Uy.
Giải Nobel Y học 2014 được chia một nửa trao cho John O'Keefe, nửa còn lại cho Britt Moser và Edvard I. Moser vì những khám phá của họ về việc tế bào tạo thành một hệ thống định vị trong não.


Phần mềm giao nhận logistic