Việt Nam nằm trong top những quốc gia "thấp thỏm" vì biển "ăn" đất liền quá nhanh

Biến đổi khí hậu đang khiến băng tan nhanh chóng ở hai cực, lượng nước tan chảy từ các tảng băng khổng lồ khiến những quốc gia ven biển bị đe dọa và tổn thương nặng nề nhất.

Nền văn minh nhân loại mặc dù đã phát triển rất nhanh chóng, nhưng con người vẫn rất nhỏ bé trước thiên nhiên. Những năm gần đây, các kiểu khí hậu khắc nghiệt và thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều với quy mô ngày càng lớn, các quốc gia trên thế giới đã phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời.

Ở hai cực của Trái Đất là những vùng đất và nước lạnh lẽo với hàng ngàn tấn băng được đóng băng từ hàng triệu năm trước, chúng được gọi là những lớp băng vĩnh cửu vì chúng sẽ đóng băng vĩnh viễn như vậy. Nhưng thực tế đáng buồn đang diễn ra, hành tinh xanh đang ấm lên và lớp băng này đang tan chảy nhanh chóng qua từng ngày.

Băng tan ở hai cực khiến giải phóng trực tiếp vô số nước lỏng vào đại dương, số nước này về lâu dài sẽ khiến mực nước biển toàn cầu tăng cao, nhấn dịp những vùng đất ven biển. Rất nhiều cường quốc và đô thị lớn trên thế giới chọn phát triển cạnh biển, và đây là mối đe dọa không hề nhỏ.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 1

Các quốc gia bị mất diện tích lãnh thổ nhanh nhất do nước biển xâm lấn, giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2017. Đồ họa: Statista/Khám Phá.

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, có 37 quốc gia đã bị suy giảm diện tích đất liền trong suốt thời gian từ năm 1961 đến năm 2017. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ diện tích đất liền bị biến mất nhiều thứ ba trong bảng xếp hạng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nước biển dâng, xói mòn bờ biển...

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 2

Saint Kitts và Nevis là một quốc đảo nhỏ bé, đã bị mất đi gần một phần tư diện tích lãnh thổ của mình từ năm 1961 đến nay vì sự tấn công mãnh liệt của biển cả. Ảnh: Inter Press Service.

Theo dữ liệu thống kê, quốc gia Saint Kitts và Nevis, nằm gọn trên hai hòn đảo, đã bị mất 25% diện tích lãnh thổ từ năm 1961, tỷ lệ sụt giảm lớn nhất ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Sở dĩ tỷ lệ này cao như vậy, là do diện tích của đảo quốc vốn dĩ đã rất nhỏ, lại còn nằm trong vùng biển Caribe với mực nước biển tăng nhanh chóng.

Ngoài ra, vùng biển này cũng còn hứng chịu nhiều cơn bão lớn từ Thái Bình Dương và cả Đại Tây Dương, đặc biệt là bão Luis (1995), Georges (1998) và Lenny (1999). Bão đến gây gió to và sóng lớn làm thay đổi cấu trúc bờ biển, gây xói mòn bờ biển và kéo đất cát xuống đáy biển, từ đó làm sụt giảm diện tích lãnh thổ.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 3

Ecuador hướng mình ra Thái Bình Dương, quốc gia này đã mất 10,29% diện tích đất liền, tương đương với 28.480 km vuông từ năm 1961 cho đến nay. Ảnh: UNDP Samoa.

Ecuador đứng thứ hai trên bảng xếp hạng này, quốc gia Nam Mỹ này bị mất đến 10,29% diện tích đất liền, tương đương với 28.480 km vuông trong suốt thời gian từ năm 1961 đến nay. Quốc gia này nằm ở vị trí gần với điểm cực tây của lục địa Nam Mỹ, nên hứng chịu sự tác động mạnh mẽ từ các dòng biển lớn.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 4

Một ngôi làng ở xã Nhơn Hải, tỉnh Bình Định dù đã có hệ thống đê kè bằng đá nhưng vẫn bị nước biển xâm lấn và đánh sập, khiến người dân phải định cư đi nơi khác. Ảnh: Thuy Binh/IPS.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài với hình dạng chữ S đặc trưng, tổng chiều dài của đường bờ biển Việt Nam là 3.260 km. Vì vị trí địa lý hướng mình ra Biển Đông, Việt Nam thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn và những thay đổi cực đoan của biển cả. Cả nước đã bị mất đi 4,74% diện tích đất liền từ năm 1961.

28 trong tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước có giáp biển, nghĩa là 31% tổng dân số cả nước đang sống ở địa phương bị đe dọa bởi thiên tai biển. Các địa phương giáp biển ở miền Bắc có đường bờ biển thấp bằng sỏi đá nhỏ, dễ bị cuốn trôi bởi sóng biển. Nam Định là nơi bị xói mòn biển nặng nề nhất trong khu vực.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 5

Nhà thờ Hải Lý hay còn gọi là Nhà thờ đổ Hải Lý, thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã bị bỏ hoang từ năm 1996 do nước biển xâm lấn đất liền. Khu vực này trước đây là một cộng đồng dân cư đông đúc, nay trở thành bờ biển hoang sơ giữa đất trời. Ảnh: Meogia/Zing.vn.

Duyên hải miền Trung đặc trưng với dạng địa hình núi gần biển, nhưng bờ biển lại được tạo thành từ đất mềm dễ bị cuốn trôi. Hơn 50% các khu vực bị xói mòn biển kéo dài hơn 1 km và 10,6% vùng bị xói mòn biển bị nước biển ăn sâu vào đến 200 mét trong nội địa.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 6

Bãi biển Cửa Đại bị nước biển ăn sâu vào đất liền đến khoảng 170 mét trong khoảng thời gian từ năm 2004 (đường vẽ màu đỏ) đến năm 2012 (màu vàng), thậm chí có nơi còn bị lấn sâu hơn (màu hồng). Ảnh: Google Earth.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 7

Khu vực ĐBSCL hiện có 562 điểm sạt lở trên chiều dài gần 800 km, trong đó có 55 điểm đặc biệt nguy hiểm và 140 điểm ở mức nguy hiểm. Trong hình là một đoạn sông Hậu bị sạt lở tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang. Ảnh: Minh Anh/Zing.vn.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 8

Bản đồ các điểm sạt lở ở khu vực ĐBSCL. Nguồn: Tổng cục Phòng chống thiên tai.

Vựa lúa của cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên từ quá trình bồi đắp trên nền trầm tích phù sa và đang đứng trước nguy cơ bị tan rã và nhấn chìm trong vài thập niên tới. Hệ thống sông ngòi chằng chịt chia xẻ vùng đất này thành nhiều mảnh nhỏ, sự xói mòn ở hai bờ sông diễn ra nhanh chóng.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 9

Bulgari bị tấn công liên tục bởi sóng biển và nước biển dâng, khiến quốc gia bên bờ Biển Đen này bị mất diện tích lãnh thổ nhanh chóng qua từng năm. Ảnh: Pxhere.

Bulgari có phần lãnh thổ hướng đông giáp với Biển Đen. Đường bờ biển chạy dài 412 km với 60% là đá cứng còn 40% còn lại là những bãi biển với cát và đất mềm. Sự chênh lệch thủy triều của Biển Đỏ tuy chỉ vào khoảng từ 10 đến 15 cm, nhưng mực nước nơi đây tăng nhanh với tốc độ 3 mm/năm, gây hiện tượng lấn biển vào đất liền nghiêm trọng.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 10

Mực nước biển ở Ấn Độ Dương tăng nhanh khiến đảo quốc nhỏ Seychelles vốn có diện tích và dân số thấp nhất Châu Phi, phải hứng chịu nguy cơ bị nhấn chìm trong tương lai không xa.

Nằm lọt thỏm giữa Ấn Độ Dương và ngoài khơi Đông Phi, đảo quốc Seychelles là một quốc gia có diện tích nhỏ với dân số ít nhất ở Châu Phi. Đường bờ biển của quốc gia này mặc dù có rất nhiều đá tảng lớn đóng vai trò như kè biển nhân tạo, nhưng mặt đất lại được cấu thành từ cát mềm khiến hiện tượng cuốn trôi đất ra biển diễn ra nhanh chóng.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 11

Từng tấc đất ở những thiên đường nghỉ dưỡng tại Cuba liên tục bị biển nước cuốn trôi đi qua mỗi năm. Quốc gia có hình dạng chú cá sấu vươn ra biển Caribe bị tác động trực tiếp từ sự tăng cao mực nước biển ở vùng biển này.

Cuba từ lâu đã nổi tiếng với những thiên đường nghỉ dưỡng có bãi biển cát trắng chạy dài nơi vùng biển Caribe, nhưng lợi thế này cũng là một nỗi lo ngại cho chính quyền và người dân nơi đây, khi biển Caribe có tốc độ tăng cao mực nước biển cực kỳ nhanh.

Thị trấn Varadero là một dải đất hẹp hướng thẳng ra biển, bị tấn công trực tiếp bởi biển cả từ nhiều phía nên đã bị mất đi 50.000 mét khối đất mỗi năm. Khả năng rất cao dải đất này sẽ bị chia cắt để tạo thành những hòn đảo cô lập. Ngoài ra, 84% bờ biển khắp Cuba đang bị nhấn chìm nhanh chóng bởi nước biển dâng.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 12

Sự xói mòn bờ biển đang diễn ra nhanh chóng ở Thụy Điển. Biển Baltic tại đây có độ chênh lệch mực nước biển qua mỗi kỳ thủy triều rất cao.

Quốc gia vùng Bắc Âu – Thụy Điển có đường bờ biển chạy dài hàng vạn cây số dọc theo biển Baltic cũng đang lâm vào khốn đốn khi nước biển tại đây dâng cao với tốc độ 1 mm mỗi năm. Vào mùa triều lên, mực nước biển có thể dâng cao đến 1,7 mét so với lúc bình thường.

Việt Nam nằm trong top những quốc gia 'thấp thỏm' vì biển 'ăn' đất liền quá nhanh - 13

Chính phủ Nhật Bản đang khẩn trương thực hiện hàng loạt dự án chống biển xâm lấn trên khắp cả nước. Đảo quốc nằm trọn giữa Thái Bình Dương có thể bị nhấn chìm trước tình hình mực nước biển dâng cao trên toàn cầu. Ảnh: JPTimes.

Nhật Bản là một quốc gia nằm gọn trên bốn đảo lớn giữa Thái Bình Dương. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2017 đã khép lại với sự đồng thuận từ các lãnh đạo cấp cao, về vấn đề biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng và đe dọa nhấn chìm những quốc đảo như Nhật Bản.

Biển xâm thực vào đất liền và xói mòn bờ biển đã diễn ra ở đất nước này từ thời Thế chiến thứ hai và mức tăng đó tăng nhanh dần qua từng năm. Hiện nay, mặc dù chính phủ đã có những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và làm chậm quá trình này, nhưng 0,58% diện tích đất liền của Nhật Bản vẫn bị trôi vĩnh viễn xuống đại dương trong suốt thời gian qua.

 
Quang Niên - Tạp chí Khám phám điện tử; Thứ Năm, ngày 13/9/2018 06:38 AM (GMT+7)

Phần mềm giao nhận logistic