Nữ giáo sư 38 tuổi và những ứng viên

Trong số những ứng viên đạt danh hiệu giáo sư năm nay có nữ giáo sư trẻ nhất 38 tuổi, giáo sư cao tuổi nhất ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” và một giáo sư ở diện "đặc biệt".

Ngày 11/11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách các ứng viên được xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019. Theo đó, có 75 người được công nhận đạt chuẩn giáo sư, 349 người được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư, trong số này có 1 trường hợp đạt chuẩn giáo sư theo hình thức đặc biệt.

 1. Giáo sư diện “trường hợp đặc biệt”

Năm nay, trong danh sách ứng viên được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), vinh danh một trường hợp đặc biệt vì những đóng góp to lớn cho nền khoa học nước nhà. Đó là là GS Phạm Đức Chính (ngành Cơ học) hiện công tác tại Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giản dị, nhỏ nhẹ nhưng cực kì sắc bén và quyết liệt là ấn tượng đầu tiên khi người ta gặp vị giáo sư sinh năm 1958 ở Nam Định này. Ông có thời gian theo học ở Liên Xô (1980-1981), Đại học Belarus-Minsk và có nhiều bài báo đăng tập san khoa học, viết chung cùng thầy hướng dẫn của mình về dao động và ổn định của các kết cấu mỏng. 

Nữ giáo sư 38 tuổi và những ứng viên 'đặc biệt' đạt chuẩn giáo sư - 1

Ảnh: Tia sáng

Ông cũng từng được nhận học bổng Humboldt (Aachen, Đức) vào năm 1999 và Fullbright (Princeton, Mỹ) năm 2002. Đến nay, ông đã có hơn 100 công bố quốc tế trong lĩnh vực Cơ học. Với lòng đam mê dành cho khoa học, ông đã hoàn thành và xuất bản công trình “Consistent limited kinematic hardening plasticity theory and path-independent shake-down theorems” đăng trên tạp chí International Journal of Mechanical Sciences - một tạp chí quốc tế có uy tín trên thế giới.

Với công trình này, GS Phạm Đức Chính đã nêu bật được nhiều giả thiết quan trọng trong lĩnh vực Cơ học: cơ học cấu trúc, cơ học và ứng dụng của vật liệu tiên tiến, cơ học dòng chảy, nhiệt động lực học và phân tích quá trình biến đổi của vật liệu. Ông cũng từng được mời tham gia viết bộ sách “Bách khoa toàn thư về mài mòn, ma sát và bôi trơn” (Springer, New York, 2013). 

Với những thành tựu đáng nể đó, ông cũng là một trong ba nhà khoa học được Hội đồng Giải thưởng trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019. Đây là giải thưởng nhằm vinh danh những nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, có những công trình nghiên cứu xứng tầm thế giới. 

Ngoài ra, ông còn chiếm được cảm tình của mọi người vì tác phong giản dị, mộc mạc. Vì muốn dành trọn thời gian cho nghiên cứu khoa học nên đã có thời điểm ông không dám nhận chức vụ trưởng phòng khi được Viện Cơ học đề bạt. Thời kì đầu mới trở về Việt Nam, cứ đến ngày nghỉ cuối tuần, ông lại tranh thủ đến cơ quan mượn máy chữ của phòng kế toán, tài vụ để viết những bài báo quốc tế.

 2. Nữ giáo sư trẻ nhất 38 tuổi 

Từng được vinh danh là phó giáo sư trẻ nhất năm 2012, Nguyễn Khánh Diệu Hồng (liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm, công tác tại Trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội) lại một lần nữa “lặp lại kỉ lục” khi đạt danh hiệu nữ giáo sư trẻ nhất lúc mới 38 tuổi.

Cô hoàn thành bằng tiến sỹ ngành hóa học tại trường ĐH University College London (Vương quốc Anh) năm 2007, thực tập sinh sau tiến sỹ tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh (Royal Institution of Great Britain).

Các giải thưởng cô đã đạt được: Huy chương Vàng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO, Huy chương bạc Tham luận tiếng Anh thế giới, giải nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam năm 2004, Huy chương vàng nghiên cứu khoa học Xúc tiến Sáng chế và đổi mới CEPIN năm 2007; được bằng khen của Phó chủ tịch nước cho “Thanh niên tiêu biểu thủ đô năm 2009”, Thành ủy Hà Nội tuyên dương “Người tốt việc tốt” và trong năm 2016 cô được nhận bằng khen vì đã có những đóng góp xuất sắc cho các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ của Việt Nam.

Ảnh: dynagen

GS Diệu Hồng từng làm chủ nhiệm cho 10 dự án/đề tài được tài trợ bởi Chính phủ Anh, chính phủ Việt Nam, Hội đồng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Quỹ Newton Vương quốc Anh; tác giả của sáu cuốn sách, trong đó bốn cuốn được xuất bản trong nước và là đồng tác giả của hai cuốn được xuất bản tại NewYork - Mỹ; đồng tác giả của năm phát minh/giải pháp công nghệ.

Chia sẻ lý do quay về ĐH Bách Khoa để làm nghiên cứu, cô nói: “Khi học xong bên Anh quốc, nhiều bạn bè của tôi ở lại làm việc. Tôi thì muốn quay trở về, bởi được về làm việc tại trường Bách Khoa là giấc mơ của tôi từ nhỏ. Nhà tôi gần trường Bách Khoa, từ nhỏ tôi đã vào đây chơi, trèo cây, nghịch ngợm. Lớn lên, thi đại học tôi chọn trường này... Nơi đây gắn bó với tôi, tôi yêu nơi này”.

3. GS cao tuổi nhất 75 tuổi

Ứng viên có tuổi đời cao nhất được công nhận danh hiệu giáo sư năm nay là ông Đỗ Văn Lưu, sinh năm 1944 ở Hưng Yên. Nghiên cứu của ông thuộc ngành Toán học và hiện ông đang công tác tại Trường ĐH Thăng Long.

Ông đã kinh qua nhiều vị trí làm việc, như Cán bộ nghiên cứu Toán tại Viện Toán học, Cộng tác viên của Viện Toán học, Phó Viện trưởng Viện Toán học, Trưởng phòng Giải tích hàm, Giảng viên ĐH Thăng Long... Những lĩnh vực nghiên cứu ông quan tâm là: Tối ưu đa mục tiêu, Bài toán cân bằng, Bài toán bất đẳng thức biến phân, Giải tích không trơn.

Đến nay, ông đã có khoảng 61 công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

Hội đồng giáo sư Nhà nước vừa công nhận 75 người đạt chuẩn chức danh giáo sư, 349 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư năm 2019.

Theo đó, có 75 người được công nhận đạt chuẩn giáo sư. Có 349 người được công nhận đạt chuẩn giáo sư. Như vậy năm 2019 có thêm 424 cá nhân được công nhận giáo sư và phó giáo sư.

Theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm 2019, có 98 Hội đồng GS cơ sở có ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS với 725 ứng viên, trong đó có119 ứng viên GS, 606 ứng viên PGS.

Sau khi thẩm định hồ sơ, đánh giá ngoại ngữ, đánh giá báo cáo khoa học tổng quan từ có 440 ứng viên Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) (82 ứng viên GS, 358 ứng viên PGS) từ 26 HĐGS ngành, liên ngành được đưa vào danh sách đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019. Riêng HĐGS ngành Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh đề nghị 47 ứng viên (01 ứng viên GS, 46 ứng viên PGS) nhưng chưa tổ chức xét tại kỳ họp lần này do chưa có hướng dẫn cụ thể theo quy chế đặc thù của cấp trên.

Danh sách cá nhân được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn TẠI ĐÂY.

 Viên Lâm; Tạp chí Khám phá online - Thứ Ba, ngày 12/11/2019 11:30 AM (GMT+7)


Phần mềm giao nhận logistic