Nữ bác học Marie Curie: Tấm gương về sự tập trung cao độ (7/11/1867 - 4/7/1934)
Marie Curie không chỉ nổi danh nhờ những cống hiến khoa học của bà, mà còn nhờ khả năng vượt khó, ý chí kiên cường, và đạo đức liêm khiết. Đặc biệt, bà có khả năng tập trung cao độ đến mức không một tác động nào từ môi trường xung quanh có thể khiến bà phân tâm.
Marie Sklodowska Curie là nhà bác học nữ lừng danh thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trbong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Con đường đi đến đỉnh vinh quang của bà vô cùng gian nan, vất vả nhưng đã bắt nguồn ngay từ những nỗ lực lớn lao từ thời thơ ấu.
Xuất thân từ gia đình trí thức nghèo ở Ba Lan nhưng lúc còn nhỏ Marie đã tỏ ra có tinh thần ham học phi thường. Mẹ bà qua đời khi bà mới 10 tuổi, cha bà vì phản đối sự bạo hành của quân Nga hoàng xâm chiếm Ba Lan nên bị buộc thôi việc. Tuy nhà đông chị em, kinh tế rất khó khăn, nhưng Marie vẫn học tập hết sức khắc khổ, tư tưởng rất tập trung.
Ban ngày Marie đi học ở trường nhưng tối đến cô lại ngồi vào bàn học. Khổ nỗi ở xung quanh cô, bọn trẻ luôn nô đùa, la hét ầm ĩ. Để có thể học giữa sự ồn ào như vậy, suốt buổi Marie cứ phải luôn dùng hai ngón tay trỏ ấn mạnh vào lỗ tai. Nhờ đó cô vẫn chú tâm vào bài học của mình.
Một hôm, các chị của Marie muốn cô thư giãn một lúc nên đã rủ cô cùng chơi. Nhưng Marie vẫn ngồi dán mắt vào quyển sách trước mặt, không hề nhúc nhích. Thấy vậy, hai cô chị rón rén đem ba chiếc ghế xếp chồng lên cao ngay sát sau lưng Marie. Chỉ cần Marie khẽ cựa mình là chồng ghế sẽ đổ và thế là cô sẽ không thể ngồi yên mãi để học được.
Sau đó hai chị em nấp ở sau tủ bí mật theo dõi. Mười phút trôi qua mà không thấy Marie động đậy gì. Đến hơn nửa giờ vẫn không thấy kết quả. Hai chị em chán nản định bỏ cuộc thì thấy Marie gập sách lại, ngẩng đầu lên. Cô chỉ hơi ngả ra phía sau một chút là chồng ghế đã đổ xuống người Marie.
- “Ha! Ha! Ghế đổ rồi!” – Hai chị em nhảy ra khỏi chỗ nấp reo lên thích thú.
Trong khi đó Marie chẳng hề nói gì, chỉ lấy tay xoa xoa chỗ đau rồi lẳng lặng ra chỗ khác ngồi học. Hai người chị thấy vậy đành để yên cho em học. Nhờ khả năng tập trung tư tưởng cao độ, học tập ở bất cứ chỗ nào, bất kể tác động ở bên ngoài, Marie đã trở thành học sinh giỏi toàn diện, môn nào cũng đứng đầu lớp. Cô đã được tặng thưởng huy chương Vàng trong kỳ thi tốt nghiệp trung học.
Vì chính phủ Ba Lan thời đó không nhận phụ nữ vào học đại học, cả Marie và chị gái Bronislawa đều muốn tới Pháp học ở trường Đại học Paris nhưng người cha không lo nổi học phí. Thế là Marie liền đề xuất với cha cho mình đi làm gia sư, kiếm tiền giúp chị gái học đại học. Do Marie rất kiên quyết như vậy nên cả cha và Bronislawa đành chấp nhận thực hiện.
Marie phải làm gia sư cho một nhà điền chủ giàu có trong vùng. Nhưng gia đình này lại buộc cô gái mảnh mai, yếu ớt phải kiêm cả việc của người hầu. Thế là mọi khó khăn vất vả đều đổ hết lên đầu Marie. Vốn là người ham học, ban ngày Marie cố tranh thủ làm tròn mọi công việc mà chủ giao. Ban đêm cô chong đèn tự học cho đến tận khuya mới đi ngủ.
Sau năm năm làm gia sư, khi đã 24 tuổi, nhờ sự giúp đỡ từ người chị Bronislawa, Marie được sang Paris học tại trường Đại học Sorbonne, một trường đại học danh tiếng, coi trọng trí thức và nhân tài, trân trọng người có học vấn cao. Tại đây, Marie đã giành tất cả thời gian và tâm sức cho học tập và nghiên cứu khoa học. Ngay khi đang còn là sinh viên năm thứ ba Marie đã được cấp bằng Thạc sĩ Vật lý và đến năm thứ tư được cấp tiếp bằng Thạc sĩ Số học. Ngoài ra, Marie còn nói, viết thành thạo các thứ tiếng: Pháp, Nga, Anh, Đức và quyết tâm làm luận án Tiến sĩ Vật lý.
Tiền học phí đại học của Marie chủ yếu trông vào số tiền đã dành dụm được trong 5 năm làm gia sư. Cô không có tiền thuê người giúp việc, không có tiền mua thịt, có khi mấy tuần liền chỉ ăn bánh mì với nước trà, thỉnh thoảng mới được ăn một vài quả trứng, một thỏi sôcôla hay một trái táo. Sinh hoạt kham khổ khiến Marie bị bệnh thiếu máu, hay bị ngất. Cô cũng không có thì giờ để tínhchuyện yêu đương và hôn nhân.Song chính trên con đường gập ghềnh và chông gai chinh phục đỉnh cao khoa học, Marie đã gặp và kết hôn với một nhà khoa học danh tiếng của Pháp: Pierre Curie.
Ngót chục năm sau khi cưới, hai vợ chồng Curie phát hiện ra nguyên tố Poloni, có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Ít lâu sau, hai vợ chồng lại phát hiện thêm nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh, đó là Radi.
Năm 1903, Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy nhờ tìm ra phương pháp chế tạo chất Radi, vì tinh luyện Radi từ quặng thô rất vất vả và tốn kém. Một tháng sau Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel Vật lý. Trường đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.
Năm 1911 Marie Curie lại một lần nữa nhận giải Nobel Hóa học. Chính phủ Pháp quyết định tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Năm 1914, bà được cử làm Giám đốc Viện Radi ở Paris. Đây là cơ sở đầu tiên sử dụng Radi điều trị bệnh ung thư. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Marie Curie cùng con gái là Iren đã ra sức ứng dụng tia Radi để cứu người.
Năm 1921, Marie Curie trên cương vị Giám đốc Viện Radi cùng con gái là Iren sang thăm nước Mỹ. Tổng thống Mỹ đã tặng bà một gram Radi. Bà đã đề nghị ghi rõ trong chứng thư rằng đó là món quà tặng bà để tiến hành nghiên cứu khoa học chứ không phải để làm tài sản riêng.
Năm 1922, bà được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm này, Ủy ban Quốc tế hợp tác tri thức của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch của tổ chức. Bà đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học.
Ngày 14 tháng 7 năm 1934, Marie Curie qua đời. Các bác sĩ cho biết, bà bị trúng độc Radi. Do bị bức xạ lâu dài, nội tạng của bà bị tổn thương nghiêm trọng. Thi hài của bà được mai táng tại ngoại ô Paris, bên cạnh người chồng quá cố Pie Curie.
Để ghi nhớ cống hiến lớn lao của nữ bác học kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên tố mang tính phóng xạ, người ta đã gọi đơn vị cường độ tính phóng xạ là “Curie”. Marie Curie mất đúng vào năm con gái và con rể là Iren Jolit Curie và Federic được tặng thưởng giải Nobel Hóa học.
- TPHCM chúc mừng GS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận "Giải Nobel Châu Á"
- Toàn cầu chỉ 5 phụ nữ đoạt giải toán học cao nhất trong 90 năm qua
- 3 nghiên cứu ứng dụng đoạt Giải thưởng Nhà Khoa học nữ xuất sắc 2023
- Nữ sinh 13 tuổi đỗ đại học, 19 tuổi học tiến sĩ
- 5 điều làm nên giải Nobel Y Sinh của bà Katalin Karikó sau 40 năm nhiều cay đắng
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024