Ứng dụng kích thích lòng cảm thông

Một ứng dụng trên smartphone đã được nghiên cứu nhằm làm tăng sự cảm thông, sẻ chia của con người với những người chịu sự bất hạnh do thảm họa thiên nhiên gây ra.

Khói bụi mù mịt trong không khí, các ngôi chùa đang xụp đổ, mọi người hoảng loạn núi tuyết lở, bạn thấy mình ngã nhào trong tuyết, trắng xóa, hoang mang,… Tất cả đều rất chân thật. Nhưng bạn có đang ở Nepal vào sáng ngày 25/4/2015 và chứng kiến tất cả những khung cảnh ấy hay đơn giản là bạn đang đeo một chiếc kính có gắn điện thoại thông minh bên trong và sống trong không gian ảo được chiếc kính tạo ra?

Ông David Darg, đồng sáng lập Công ty Ryot, Hoa Kỳ: “Thế giới ảo là một công nghệ tuyệt vời có rất nhiều tiềm năng, có thể mang mọi người tới trải nghiệm hoàn toàn khác và khiến họ hòa nhập vào nó, và khi bạn đứng trên đường phố Kathmandu và nhìn thấy mức độ bị tàn phá ở đó, tôi nghĩ nó thực sự gợi nên lòng trắc ẩn, cảm thông và khiến mọi người muốn làm gì đó và hiểu được tầm quan trọng của nó và hy vọng họ sẽ quyên góp”.

Công nghệ này do Công ty Ryot  thành lập ở Los Angles, Mỹ nghiên cứu thành công bao gồm một chiếc kính 3D có thể gắn điện thoại thông minh lên và trình chiếu bộ phim về thảm họa động đất ở Nepal, tạo ra một không gian sống động cho người sử dụng, giống như họ đang đứng ở ngay trong bối cảnh đó và trải nghiệm nỗi đau của người dân Nepal một cách gần gũi chân thật hơn.

Ông Bryn Mooser, đồng sáng lập Công ty Ryot, Hoa Kỳ: “Đây là một sự học hỏi trong cách kể chuyện mới sử dụng công nghệ thế giới ảo này, mục đích chính là thu hút mọi người và khiến họ muốn tham gia giúp đỡ những người đang gặp khó khăn”.

Hình ảnh Kathmandu, những gia đình sống trong các túp lều tạm và phụ thuộc vào nguồn thực phẩm do các tổ chức cứu trợ mang tới, và hàng người dài đằng đẵng mất đi người thân sẽ còn mãi ám ảnh chúng ta.

Theo VTV


Phần mềm giao nhận logistic