Hội Nữ trí thức TPHCM góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Trên cơ sở đề nghị và tích cực tham mưu công tác phối hợp tổ chức của Ban Thường trực Hội NTT TPHCM, chiều ngày 9/5/2022 tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã diễn ra cuộc Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trong các thành viên là UV Ban Chấp hành và hội viên Hội NTT TPHCM.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Đoàn ĐB Quốc hội TPHCM đã chủ trì cuộc Hội thảo. Cùng tham dự có bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM; bà Nguyễn Thị Tô Châu, UV Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM; bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Thành ủy viên – Chủ tịch Hội LH Phụ nữ  TPHCM. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Công an TPHCM, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa & Thể thao,...

Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp cùng 12 văn bản góp ý của 12 thành viên Hội NTT TPHCM, gồm:

1. PGS.TS. Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TPHCM

2. ThS. Nguyễn Thị Khánh Tâm, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nữ trí thức TPHCM

3. TS. Trần Thị Rồi, UV BCH Hội NTT TPHCM

4. ThS.LS. Nguyễn Thị Thanh, UV BCH Hội NTT TPHCM

5. ThS. Ung Thị Xuân Hương, UV BCH Hội NTT TPHCM

6. TS. Lý Thị Mai, UV BCH Hội NTT TPHCM

7. ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy, UV Ban Thường vụ Hội Nữ trí thức TPHCM

8. ThS.LS. Trần Thị Hồng Việt, Hội viên Hội Nữ trí thức TPHCM

9. LS. Lê Thị Hằng, Hội viên Hội Nữ trí thức TPHCM

10. ThS.CCV. Lê Thị Thơm, Hội viên Hội Nữ trí thức TPHCM

11. LS. Võ Thị Như Ngọc, Hội viên Hội Nữ trí thức TPHCM

12. ThS. Phan Thanh Minh, Hội viên Hội Nữ trí thức TPHCM

Bên cạnh đề nghị sửa đổi bổ sung từ ngữ, bố cục, cách hành văn,…các ý kiến và văn bản góp ý gửi đến Hội thảo tập trung đề xuất nhiều nội dung liên quan đến các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), đơn cử như:

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đoàn thể trong phòng, chống BLGĐ, đặc biệt là cấp cơ sở là nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các vụ việc xảy ra ban đầu.

- Chú trọng công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, tư vấn, hòa giải,... Trong đó cần xác định rõ nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục là NHỮNG QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VỀ HÀNH VI BLGĐ bởi lẽ trong thực tế có rất nhiều vụ BLGĐ do không hiểu biết các quy định xử phạt, nghĩ là chuyện nội bộ gia đình không ai có quyền can thiệp nên cứ ngang nhiên vi phạm.

- Cần quy định bắt buộc các biện pháp kiểm điểm, phê bình người vi phạm trước tổ dân phố nơi cư trú, trước cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi làm việc; bắt buộc làm bản kiểm điểm, bản cam kết không tái phạm trước cơ quan công an xã, phường,...

- Cần tăng cường các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, như thiết lập hệ thống cung cấp thông tin để người dân có thể tra cứu, tránh xa người bạo lực để bảo vệ chính mình, hoặc áp dụng các biện pháp chế tài, buộc khỏi rời khỏi nơi cư trú đối với những người có hành vi BLGĐ,...

- Cần hạn chế qui định hình thức phạt tiền vì tiền nộp phạt thường là tiền của cả gia đình, chứ không phải tiền, tài sản của riêng thủ phạm, vậy nên biện pháp này thường tác động tiêu cực đến nạn nhân.

- Cần bổ sung nội dung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, hiểu biết về pháp luật,…vào các điểm a, b, c của Khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục quy định về nội dung giáo dục trong các bậc tiểu học, trung học cơ sở & trung học phổ thông. Vì theo một số nghiên cứu cho thấy tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng thành tội phạm, những hành vi bạo lực học đường của học sinh được “học tập”, “bắt chước” từ môi trường gia đình, kết quả cho thấy nhóm học sinh vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của bạo lực chứng kiến mức độ anh chị em trong gia đình đánh nhau khi có mâu thuẫn là rất cao và ngược lại, đồng thời các nhóm học sinh gây ra bạo lực thì có mức độ được bố mẹ quan tâm thấp nhất. Theo đó, nội dung chương trình của sách giáo khoa trong từng cấp học cần chú trọng biên soạn các bài học về cách nhận biết BLGĐ, các kỹ năng phòng, chống BLGĐ, các điều luật có liên quan về phòng, chống BLGĐ,…

- Song song với việc tổ chức góp ý để thông qua Luật PCBLGĐ (sửa đổi) thì cần tổ chức tổng kết đánh giá trên quy mô cả nước về hiệu quả của các cơ sở trợ giúp người bị bạo lực gia đình đã hoạt động khá lâu trong thời gian qua, trong đó chú trọng nhất là mô hình ĐỊA CHỈ TIN CẬY Ở CỘNG ĐỒNG nhằm có những chấn chỉnh, hướng dẫn tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế và tình trạng BLGĐ hiện đang có xu hướng gia tăng thành tội phạm giết người và vi phạm đạo đức thuần phong mỹ tục, con cái đánh đập, hành hạ ngược đãi cha mẹ,…

- Luật Hình sự, cần quy định mức xử phạt nặng hơn đối với những hành vi BLGĐ làm chết người, hành hạ ngược đãi, đánh đập gây hậu quả nghiêm trọng,... so với tội trạng tương đương do người ngoài (không phải là thành viên gia đình) gây án đang được quy định trong Luật hiện hành.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, bà Văn Thị Bạch Tuyết cảm ơn Hội NTT TPHCM đã cử thành viên tham dự, gửi văn bản góp ý và đóng góp nhiều ý kiến có giá trị đề Đoàn ĐB Quốc hội TPHCM có thêm thông tin quý báu tham gia với Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Hội thảo góp ý cho Dự án Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi).
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Đoàn ĐB Quốc hội TPHCM

Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM

PGS.TS. Trương Thị Hiền - Chủ tịch Hội Nữ trí thức TPHCM  phát biểu tại hội thảo
PGS.TS. Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TPHCM 
Các đạibiểu tham gia góp tại hội thảo
ThS. Phan Thanh Minh, hội viên Hội NTT TPHCM

 

ThS. Nguyễn Thị Khánh Tâm tổng hợp

Ảnh: Báo Phụ nữ TPHCM


Phần mềm giao nhận logistic