Những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp đạo diễn Lý An

Đạo diễn Lý An: “Trái với lời khuyên của cha, tôi bắt máy bay đi Mỹ. Trong 20 năm chúng tôi nói chuyện với nhau ít hơn 100 câu. Ở Mỹ trong thập niên 90, cơ hội cho người Á trong điện ảnh rất ít, tôi thấy có lỗi với cha, định bỏ nghề phim ảnh, trở về Đài Loan làm ông chủ một tiệm ăn vì tôi thích ẩm thực hay ở lại Mỹ làm một một thợ sửa máy tính”.

Xem thêm:

Những dấu mốc quan trọng sự nghiệp đạo diễn Lý An

Đứa con duy nhất trong gia đình làm cha thất vọng

Lý An được sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, trong một gia đình có 4 người con. Mẹ ông là Se-Tsung, vốn là một bà giáo cấp 2, vẫn sống ở cố hương trong khi con trai bôn ba bốn bể. Cha ông là Sheng Lee, đã qua đời ở tuổi 91, vốn là hiệu trưởng trường cấp 2 ở Đài Loan mà Lý An từng theo học.

Người cha nghiêm khắc ấy từng mong muốn con trai mình giành được học vị tiến sĩ ở Mỹ và làm được điều có ích. Nhưng Lý An lại có những suy nghĩ khác. Ông kể: “Tôi rất ít nói, nhút nhát và ngoan ngoãn. Tôi thích xem phim và tự dựng những cảnh phim trong đầu”.

Sau khi thi trượt đại học, ông theo học Kịch nghệ diễn xuất 3 năm ở một trường cao đẳng. Tất nhiên là cha ông không vui. “Văn hóa Nho Giáo của cha tôi không coi trọng việc diễn xuất. Làm trong ngành giải trí như thể là điều đáng xấu hổ, kém đạo đức. Nhưng mỗi khi được diễn trên sân khấu, tôi biết rằng đó chính là chỗ của tôi”.

 

Năm 1978, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Lý An tới Mỹ học về Sân khấu tại Đại học Illinois. Ngay trong tuần đầu tiên tới đây, ông đã gặp Jane Lin (Lý Gia Huệ) trên chiếc xe tới Gary để cổ vũ cho đội tuyển Đài Loan trong giải đấu Little League. Ông có bằng tốt nghiệp vào năm 1980. Việc này trái với ý nguyện của cha ông, khiến người cha vô cùng tức giận. Quyết định của Lý An ảnh hưởng sâu sắc đến tình cha con.

Lý An chọn làm phim thay vì làm diễn viên bởi vì hạn chế về tiếng Anh của mình. “Làm phim dễ hơn với tôi. Đó là hình ảnh và âm thanh. Không có quá nhiều ngôn ngữ như khi phải diễn trên sân khấu”.

Ông viết: “Điều này làm mối quan hệ giữa chúng tôi trở nên căng thẳng. Trong 20 năm sau đó, chúng tôi nói chuyện với nhau ít hơn 100 câu”.

Vị cứu tinh trong cuộc đời đạo diễn Lý An

Sau khi tốt nghiệp, Lý An vất vả làm những công việc tay chân tạm bợ trong suốt 6 năm. Năm 1983, ở tuổi 29, Lý An kết hôn với Lâm Huệ Gia, một nhà vi sinh vật mà ông đã gặp gỡ khi còn học ở trường điện ảnh Illinois. Huệ Gia làm việc cho một phòng nghiên cứu dược. Cùng nhau, họ xây dựng gia đình, sinh con đầu lòng và sống chủ yếu dựa vào khoản tiền khiêm tốn mà người vợ kiếm được.

Những dấu mốc quan trọng sự nghiệp đạo diễn Lý An

“Để tự xoa dịu cảm giác tội lỗi, tôi làm mọi việc nhà: nấu ăn, lau chùi, chăm sóc 2 con trai, trong lúc vẫn đọc sách, xem phim và viết khoảng 30 kịch bản phim” – Lý An kể lại. Trong khi Lý An chịu trách nhiệm bếp núc thì bà Lin phụ trách chuồng gà. Gia đình họ Lý phải sống dựa vào thu nhập của bà Lin. Jane y như “mama tổng quản” trong gia đình họ. “Bà ấy có 3 thằng con, bao gồm cả tôi, và chúng tôi phải nghe lệnh bà ấy. Bà ấy lập pháp còn chúng tôi phải chấp hành”.

Giành được bằng thạc sĩ Nghệ thuật ở Đại học New York sau khi đã tốt nghiệp Đại học Illinois. Vỡ mộng vì quá ít cơ hội làm phim dành cho người châu Á ở Mỹ, Lý An đã định trở về Đài Loan. Nhưng kế hoạch hồi hương của ông thay đổi theo cách đầy kịch tính. Vào 9 giờ rưỡi đêm trước khi hành lý của ông lên tàu về Đài Loan, ông nhận được một cú điện thoại báo rằng luận văn dài 43 phút của ông “Fine Line” đã giành giải thưởng của Đại học New York cho đạo diễn xuất sắc. Ông lập tức được Hãng William Morris nhận vào làm.

Nhưng đó mới chỉ là bước chân đầu tiên trên bậu cửa. “Chẳng có gì. Chẳng ai mướn tôi qua hãng. Tôi chờ việc mỏi mòn, nhưng chẳng có gì đến. Tôi nhận ra là tôi phải viết kịch bản riêng cho mình”. “Từ năm 1986 tới những năm 1990, Tôi lại tiếp tục gửi hết kịch bản này đến kịch bản khác, nhưng phần lớn đã bị trả về. Nếu cái nào được quan tâm, tôi sẽ viết lại thật nhanh, gửi tiếp và chờ đợi tuần này qua tuần khác. Đó là thời gian khổ nhất đối với Jane và tôi. Cô ấy không hiểu sự nghiệp phim ảnh thì trông như thế nào, và tôi cũng vậy”. Hàng trăm kịch bản đã bị trả về.

Đạo diễn Lý An

“Đến tôi còn chẳng ủng hộ bản thân mình” – ông chia sẻ – “Mình sẽ làm gì đây? Chờ đợi tiếp hay từ bỏ giấc mơ làm phim? Tôi đã 37 tuổi rồi”.

Để giúp các con vượt qua hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ vợ của Lý An đã hỗ trợ một khoản tiền, hy vọng người con rể có thể dùng để khởi nghiệp bằng một nhà hàng Trung Quốc. Nhưng dằn vặt vì không thể nuôi sống vợ con, Lý An dùng tiền này để theo học các khóa học về máy tính ở trường cao đẳng địa phương.

“Ngày ngày trôi qua, tôi càng ngập chìm trong phiền muộn. Vợ tôi, nhận thấy cách cư xử bất thường của tôi, đã tìm thấy lịch lên lớp trong túi tôi. Buổi sáng hôm sau, ngay trước khi bước lên xe đi làm, cô ấy quay đầu lại, đứng ngay trên bậc cửa, và nói: An à, đừng quên ước mơ của anh chứ”. Bà Lâm Huệ Gia nói tiếp: “Em luôn tin rằng anh chỉ cần một món quà, đó là được làm phim. Có rất nhiều người đứng trước máy tính rồi, họ không cần một Lý An để làm điều đó. Nếu anh muốn làm phim, hãy theo đuổi ước mơ của mình. Gia đình có em và chính phủ lo”.

Sự nghiệp điện ảnh khởi sắc

Sau đó, Lý An đem 1 trong 30 kịch bản viết trong những năm ở nhà làm nội trợ ra tham gia cuộc thi kịch bản do Đài Loan tài trợ, kịch bản “Thôi thủ” (Pushing Hands) nói về một thầy giáo Thái cực quyền Trung Quốc truyền thông sống ở Westchester.

Năm 1991, “Thôi thủ” được trình chiếu ở Đài Loan và thành công vang dội. Tiếp nối thành công, Lý An làm bộ phim “Tiệc cưới” (The Wedding Banquet) vào năm 1993 và bộ phim này đã mang tới cho ông cái danh là ứng viên Giải Oscar (Giải thưởng Viện Hàn lâm) cho Phim tiếng nước ngoài hay nhất. Từ đó trở đi, gần như mỗi năm, ông làm một bộ phim. “Tôi như phiêu diêu nếu không có gì để làm bởi vì đã mất 10 năm chờ đợi”, đạo diễn Lý An thổ lộ.

Năm 1994, bộ phim “Ẩm thực Nam Nữ” ra đời, Lý An bắt đầu có một bộ phim doanh thu cực lớn. Phim đã được đề cử giải Oscar Phim nước ngoài hay nhất và BAFTA. Lý An bắt đầu làm phim tại Hollywood. “Lý trí và Đa cảm” mang lại đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Kate Winslet, đoạt giải Kịch bản chuyển thể cho Emma Thompson và được đề cử Phim hay nhất tại Oscar, đoạt giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Berlin và rất nhiều giải thưởng điện ảnh của Anh, được Hội phê bình Quốc gia bình chọn là Đạo diễn xuất sắc nhất của năm. Năm 1997, vẫn với phong cách tâm lý xã hội, bộ phim “Bão Lạnh” (The Ice Storm) với hàng loạt ngôi sao Hollywood tham gia đã mang về cho đạo diễn Lý An thêm nhiều thành công khác, đặc biệt là tại Liên hoan phim Cannes. Điều đặc biệt là sau bộ phim này, ông đã mua được ngôi nhà ở Larchmont, mặc dầu khi ấy nó mới chỉ là một căn nhà kiểu nông thôn nhỏ, rẻ tiền ở vùng đầm lầy đầy bùn đất.

Phim Ngọa Hổ Tàng Long

Cảnh trong Phim Ngọa Hổ Tàng Long

Năm 1999, Lý An thử sức với đề tài nội chiến với sự xuất hiện với sự diễn xuất của nữ ca sĩ Jewel, phim “Đi cùng với quỷ”. Đầu năm 2001, Lý An nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất của Hiệp hội đạo diễn Hoa Kỳ. Năm 2002, bộ phim “Ngọa hổ tàng long” của ông đã trở thành một hiện tượng trong làng điện ảnh thế giới với 4 giải Oscar và số doanh thu khổng lồ 130 triệu USD.

Đạo diễn Lý An định nghỉ hưu ở tuổi 48

Lý An đã định nghỉ hưu sớm, nhưng đúng lúc ấy, cha ông lại có lời khuyến khích: “Con phải tiếp tục, con không thể từ bỏ”. Rốt cuộc, lựa chọn làm phim của Lý An đã được cha chấp nhận, không phải vì ông đã có được giải Oscar, mà vì ông vẫn giữ được một cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, thời điểm ấy Lý An cũng đã kiệt sức sau một giai đoạn hoạt động sôi nổi, ông chỉ muốn làm gì đó để khỏi quá buồn khi ở nhà. Vì thế, ông tham gia vào một bộ phim nhỏ, độc lập mà ông nghĩ là sẽ không phải để ý nhiều và có thời gian gặp gỡ vợ con thường xuyên. Đó chính là phim “Brokeback Moutain”. Ông đã làm trong tâm thế vô cùng thoải mái với suy nghĩ là chẳng ai xem nó. Ấy thế mà năm 2006, ông đã đoạt giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất của chính bộ phim mà ông nghĩ là “nhỏ”: “Brokeback Moutain”.

Cảnh trong phim Brokeback Moutain

Cảnh trong phim Brokeback Moutain

Đến khi làm xong phim “Sắc, giới” với những cảnh quay nóng bỏng, đạo diễn Lý An tiếp tục kiệt sức với 50 cuộc phỏng vấn mỗi ngày. Những lúc như thế, ông chỉ muốn về nhà và vui vầy bên vợ con.

“Tôi sẽ là một túi khoai tây thôi” – ông ví von với cảnh giá áo túi cơm, nghỉ ngơi ăn không ngồi rồi. Nhưng ông có bao giờ nghĩ, bộ phim Life of Pi được ngợi khen như một “siêu phẩm điện ảnh” với những cảnh quay tuyệt đẹp và triết lý gọn gàng mà sâu sắc về cuộc đời mới ra mắt công chúng chính là bằng chứng cho đam mê nghệ thuật chưa hề mệt mỏi của vị đạo diễn tài năng ấy.

Cảnh trong phim Sắc Giới

Cảnh trong phim Sắc Giới

Trong toàn bộ sự nghiệp tính đến nay, đạo diễn Lý An chỉ làm 17 phim, không phim nào kém cỏi, giành được tổng cộng 12 giải Oscar.


Phần mềm giao nhận logistic