Một định mức tỷ lệ có thể giúp phụ nữ phá vỡ trần thủy tinh

Theo một nghiên cứu mới đây tại Đức, ngày nay phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử. Tiến sĩ Bettina Burkart thuộc cơ quan Deustche Welle (DW) cho rằng việc thực hiện định mức tỷ lệ giữa nam và nữ trong ban giám sát có thể giúp cải thiện tình hình, nhưng cũng vẫn là chưa đủ.

DW: Quốc hội Đức đang biểu quyết cho việc thực hiện định mức tỷ lệ đối với nữ giới. Cuộc tranh luận này đang diễn ra, với ý tưởng là một định mức tỷ lệ có thể làm giảm bất bình đẳng giữa nam và nữ trong sự nghiệp của mình. Thưa bà, bà có nghĩ rằng việc này là cần thiết không?

Tiến sĩ Bettina Burkhart, Chuyên viên về bình đẳng và đa dạng, đã từng công tác tại Deutsche Welle trong sáu năm qua  – Ảnh DW

Bettina Burkart: Tôi hoàn toàn đồng ý với  việc thực hiện một định mức tỷ lệ, mặc dù định mức được một hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó hy vọng có thể được gỡ bỏ sau này, bởi vì nó sẽ không còn cần thiết. Ở tuổi của tôi, tôi đã thấy đủ để có thể làm chứng cho sự thật là hiện đang có một tấm trần thủy tinh, mà trong mạng lưới của nam giới, một vài cấp bậc quản lý nhất định nào đó được giữ lại riêng cho nam giới với nhau và có một nam mạnh mẽ đứng ra bảo vệ để giữ không cho nữ giới gia nhập. Đó là lý do tại sao lúc đầu, chúng tôi chỉ có thể thực hiện bất kỳ sự tiến bộ nào nếu có một định mức tỷ lệ, với hy vọng điều này sẽ trở thành một thực tế ở nơi làm việc và sau đó sẽ không còn cần thiết.

 

DW: Bình quân là nữ giới vẫn được trả lương ít hơn nam giới cho các công việc tương tự. Có  mối nguy hiểm nào không nếu thực hiện một định mức tỷ lệ cho nữ giới, công ty có xem đây là một cơ hội để có lao động rẻ hơn không?

Bettina Burkart: Có một điều rõ ràng là luật về định mức tỷ lệ đang được thảo luận chỉ liên quan đến vài trăm vị trí cấp bậc. Đó chỉ là một phần nhỏ trong các vị trí công việc, chỉ liên quan đến ban giám đốc, không liên quan đến đại bộ phận nhân viên. Vì vậy, nó sẽ không thực sự có nhiều ích lợi. Mặc dù vậy, có một điều là phụ nữ chỉ cần phải học cách làm thế nào để thương lượng tốt hơn. Và tôi hy vọng rằng cuối cùng, phụ nữ sẽ được hưởng lợi từ sự thiếu hụt chuyên gia có tay nghề cao mà Đức đang phải đối mặt. Bởi vì nếu có thiếu hụt thật sự và các vị trí không thể tuyển được người, bạn không thể tiếp tục chỉ ưu đãi nam giới; thay vào đó, bạn tìm kiếm những người có tay nghề cao, bất kể là nam hay nữ.

DW: Có một phong trào ở Đức chống lại những việc như thực hiện định mức tỷ lệ cho nữ giới hoặc các điểm đỗ xe cho nữ - mà gần đây đã được thực hiện - bởi vì họ nói điều này dẫn đến sự phân biệt đối xử đối với nam giới. Họ có quan điểm gì không?

Bettina Burkart: Tôi tham gia nhiều trong chủ đề này và trước đây đã nghe lập luận như vậy. Tôi nghĩ rằng đó là một pha phản công lén lút từ thế giới do nam giới thống trị - thật không may, có một số phụ nữ ở tuyến đầu của việc này, chẳng hạn như Bà Christine Schröder - cựu bộ trưởng Bộ gia đình. Những người này cũng nói rằng trẻ em trai bị phân biệt đối xử ở trường học và những điều tương tự. Nhưng thực tế thì rất khác. Đàn ông không bị phân biệt đối xử. Và khi nói đến việc tuyển thêm nhiều nữ giới vào vị trí trong các lĩnh vực do nam giới thống trị, nữ giới chỉ được tuyển dụng nếu họ có cùng trình độ. Nó không giống như họ đang tuyển dụng nữ giới chỉ vì lợi ích của việc tuyển dụng nữ. Những người phụ nữ được tuyển dụng tối thiểu phải giỏi bằng các ứng viên nam khác.

DW: Không chỉ có sự phân biệt đối xử với nữ giới, phải không?

Bettina Burkart: Vâng, đúng vậy. Vì lại còn có sự phân biệt đối xử về cơ cấu đối với phụ nữ. Hiện nay các cơ cấu vẫn ổn định, chưa có thay đổi, đó là các cơ cấu có nhiều vị trí mà nữ giới khó có thể đạt đến.

Người ta thường nói rằng về mặt lý thuyết nữ giới đều có cơ hội như tôi, nhưng đặc biệt là khi nói đến sự thăng tiến trong hàng ngũ nhân viên lên các vị trí quản lý hàng đầu, tại một thời điểm nào đó, phụ nữ đụng phải tấm trần thủy tinh đáng ghét. Ngoài ra, còn có một yếu tố khác mà phụ nữ bị thiệt thòi liên quan đến cuộc sống gia đình, khi họ phải mất một khoảng thời gian gián đoạn trong sự nghiệp, và sau đó trở lại làm việc, họ không nhận được hỗ trợ đầy đủ để được đón nhận tại nơi mà họ đã rời đi trong sự nghiệp của họ trước đây.

Và tất cả chúng ta đều biết sự chênh lệch về giới đối với tiền lương, vẫn còn ở khoảng 22%. Phụ nữ chỉ đơn giản là bị trả lương thấp hơn. Điều này chỉ là do tất cả đều thuộc về các cấu trúc xã hội hiện nay.

Tất nhiên  cũng có một số nghề có ít nam giới. Nhưng bởi vì đó là những nghề được gọi là "nghề điển hình của nữ giới" với lương thấp và mang một hình ảnh kém hơn nên nam giới không muốn làm các nghề này.

DW: Có một số nỗ lực để giảm bớt sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Ví dụ, đàn ông đang lựa chọn để nghỉ phép khi có con mới sinh, để đỡ cho người mẹ không phải nghỉ quá nhiều. Bà có thấy điều này giúp cải thiện vị thế của phụ nữ?

Bettina Burkart: Tôi có thể nói rằng tình hình đang bắt đầu được cải thiện. Đàn ông dần dần bắt đầu nhận ra trách nhiệm làm cha của họ, và những thứ như ngày nghỉ phép của cha được tăng cường bởi các khuyến khích về tài chính. Và tôi nghĩ rằng trong thế hệ trẻ, có nhiều người đàn ông ngay từ đầu đã muốn có một mối quan hệ khác hơn đối với các con. Điều này cũng có phần nào đó phụ thuộc vào ngành nghề làm việc. Trong nhà máy, hoặc công việc của nam giới truyền thống, có đa số đàn ông làm việc, thì ngày nghỉ phép của cha vẫn chưa được coi là phù hợp với nam tính. Vì vậy, tôi nghĩ rằng con đường trước mặt vẫn còn dài. Và người đàn ông chỉ cần bắt đầu có nhu cầu về ngày nghỉ này. Họ cũng phải biết những gì phụ nữ đang làm và đòi hỏi quyền lợi của họ.

DW: Ta rất dễ chứng minh việc trả lương chênh lệch, nhưng quấy rối tình dục hoặc phân biệt đối xử tại nơi làm việc thì khó hơn nhiều vì nó thường khó giải thích, phải không?

Bettina Burkart: Vâng. Và nhiều người nữ không biết rằng trên thực tế đó là vấn đề nhận thức của chính mình. Là một người nữ, tôi xác định những gì tôi nhìn thấy là quấy rối. Và khi một người nữ thấy một điều gì đó là quấy rối về mặt tình dục, và cô ấy có quyền nói rằng: ‘Tôi không thích và tôi sẽ không khoan nhượng’. Khi tôi đọc những nghiên cứu gần đây, tôi đã bị sốc vì có nhiều phụ nữ đến như vậy không biết về các quyền của mình và rằng cần có ai đó để các phụ nữ này có thể đến nói chuyện.

DW: Quấy rối tình dục có vẻ là một vấn đề khá hóc búa, một phần vì nó không luôn luôn công khai và nhìn thấy được; khi các đồng nghiệp đang đùa giỡn với nhau, quấy rối tình dục rất dễ dàng như một số lời nói bóng gió do ai đó buột miệng nói ra. Nhưng nếu có ai báo cáo một trường hợp, có khả năng người đó họ sẽ bị các đồng nghiệp tóm lấy hoặc bị bắt nạt tại nơi làm việc vì "mách lẻo". Hành vi như vậy là khó thay đổi, phải không?

Bettina Burkart: Đây là một vấn đề khó khăn. Đặc biệt là khi nói đến trêu đùa, tôi nghĩ rằng những người đàn ông đã khá thành công trong việc tạo ra một bầu không khí khi nữ giới phàn nàn, nữ giới bị dìm xuống như một kẻ xa rời tập thể hoặc kẻ phá đám. Và rất khó để tự vệ chống lại điều này. Mặt khác, tôi cảm thấy rằng nhiều phụ nữ trẻ chỉ có xu hướng nhún vai và tự nhủ điều đó cũng chẳng có gì. Và như vậy thì sẽ không giúp cải thiện tình hình. Trong sự nghiệp chuyên môn của tôi, tôi đã nghe một số câu chuyện. Người ta biết ở đây có những người phân biệt đối xử về giới. Tuy nhiên, không có ai đến và nói với tôi, "Có một chuyện đang xảy ra và chuyện ấy không gây tổn thương hay bất cứ điều gì, nhưng tôi cảm thấy nó là không cần thiết và không nên xảy ra."

Nếu có nhiều người đến thì họ sẽ giúp tôi giải quyết vấn đề này theo một cách khác. Và như vậy  cũng giống như nhiều vấn đề xã hội khác, tôi nghĩ nó thực sự là một vấn đề của sự đoàn kết. Càng có nhiều phụ nữ đến với nhau, cùng bàn về một vấn đề và nói rằng "Việc này không được xảy ra, chúng tôi không muốn và chúng tôi không nghĩ đó là điều để vui cười," thì lại càng dễ dàng hơn. Và ngày hôm nay, có một khái niệm cơ bản về điều gì không thể chấp nhận được. Và những người đàn ông nói đùa như vậy sẽ bắt đầu hiểu rằng họ không phải là những người tiếu lâm, vui vẻ. Nhưng phụ nữ phải cùng nhau làm chung, một cách tập thể và phụ nữ cần phải lên tiếng nhiều hơn nữa.

DW: Văn phòng chống phân biệt đối xử liên bang Đức đã chọn năm 2015 để đưa vào một số sự kiện để tạo ra nhận thức về quấy rối tình dục và phân biệt đối xử về giới. Bạn có nghĩ rằng điều này sẽ giúp giảm thiểu những vấn đề ở nơi làm việc không?

Bettina Burkart: Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi. Mặt khác, nếu bạn nhìn vào vấn đề này trên toàn cầu, và so sánh vấn đề này với cách thức phụ nữ bị đối xử tồi tệ ở các vùng khác trên thế giới, thì thấy chúng tôi khá được ưu đãi. Nhưng tôi nghĩ rằng hiện nay ta vẫn còn cần phải làm cho nhận thức về vấn đề này được lan tỏa. Tôi cũng nghĩ rằng cần có các sự kiện để công khai vấn đề này. Điều này vẫn còn là một vấn đề lớn trong xã hội của chúng tôi và tôi tin rằng nó sẽ còn là một vấn đề trong một thời gian dài, vì có một số yếu tố khác góp phần vào bạo lực đối với phụ nữ. Nhưng tôi nghĩ rằng cần có một chiến dịch để mang lại nhận thức về vấn đề này và gọi tên nó ra, đặt tên cho nó, và ngăn không cho nó bị cho chìm xuồng.

Sarah Berning thực hiện
Nguồn: http://www.dw.com/en/a-quota-could-help-women-break-that-glass-ceiling/a... 

 


Phần mềm giao nhận logistic