Buổi trao đổi học thuật về ứng dụng GIS trong khoa học xã hội
Ngày 22/05/2015, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc trường Đại học Mở TP.HCM đã tổ chức buổi trao đổi học thuật với chủ đề: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong một số chuyên ngành khoa học xã hội”. Người trình bày là Tiến sĩ Hà Minh Trí, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á học, Trường Đại học Mở TP.HCM. Đông đảo các giảng viên, chuyên viên và sinh viên thuộc các trường đại học và tổ chức tại TP. HCM đã đến dự.
Theo TS. Trí, có ba loại công nghệ thông tin địa lý (geographic information - GI) là: (1) hệ thống định vị toàn cầu (global positioning system – GPS) thu tín hiệu qua vệ tinh, (2) viễn thám (remote sensing – RS) dùng vệ tinh hoặc máy bay để chụp không ảnh, và (3) hệ thống thông tin địa lý (geographic information system – GIS) nhập, lưu trữ, phân tích và trực quan hóa dữ liệu về không gian.
Tại buổi trao đổi, TS. Trí đi sâu giới thiệu về GIS. GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian nên nó có nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như: quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ (quản lý đất đai, trồng rừng,…), giám sát vùng biển, cứu hỏa (biết ở đâu cháy, đến cứu bằng cách nào nhanh nhất), y tế (bản đồ dịch tễ), phân tích và giám sát tội phạm (Yuan, 2008). Trong phần lớn các lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
Riêng về các ứng dụng và tính khả thi của GIS ở các tiểu ngành thuộc khoa học xã hội như kinh doanh, kinh tế học, xã hội học, công tác xã hội (bao gồm công tác giảm nghèo, lập kế hoạch, chính sách xã hội, phúc lợi trẻ em,…), nhân khẩu học, và nghiên cứu Phát triển (bao gồm phát triển cộng đồng, y tế công, chính sách xã hội, phân tầng xã hội, bình đẳng giới…) kể cả trong việc đánh giá chương trình (program evaluation). Đó là nhờ GIS đã tích hợp được các thông tin không gian với các thông tin phi không gian.
Ví dụ 1: Trong công tác bảo tồn rùa, người ta gắn thiết bị GIS rồi thả rùa ra biển. Với GIS, người ta sẽ biết được các hành vi, hoạt động của rùa, rùa thường ghé vào đâu, sinh hoạt ra sao,…
Ví dụ 2: Trong công tác lập kế hoạch giảm nghèo, Ngân hàng thế giới (WB) lấy số liệu về người nghèo và mức độ nghèo kết hợp với thông tin địa lý để nhìn thấy được vùng nào có mức độ nghèo ra sao. Những vùng có màu đỏ đậm là có tỷ lệ nghèo lên tới 80-100%.
Để triển khai GIS, ta cần có: nhân lực (hiểu biết về kỹ thuật GIS), phần mềm chương trình (hiện nay có QGIS phiên bản 2.8 có nguồn mở và miễn phí), dữ liệu (thống kê, bản đồ…), phương pháp tiếp cận (tùy chuyên ngành), phần cứng (máy vi tính, máy in…).
Hiểu biết và sử dụng được công nghệ GIS sẽ giúp tăng hiệu quả công việc của sinh viên, các nhà nghiên cứu, thực hành, quản lý. Riêng đối với sinh viên, GIS giúp làm tăng giá trị gia tăng (value-added), và tính thực hành của sinh viên khi ra trường, tăng khả năng tìm việc làm của sinh viên.
VÀI DÒNG VỀ DIỄN GIẢ TS. Hà Minh Trí đang công tác tại khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á học, trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh (phó trưởng khoa). Trước đó, TS. Hà Minh Trí là chuyên gia đánh giá chương trình/dự án phát triển. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, TS. Trí còn quan tâm đến việc áp dụng GIS và trực quan hóa dữ liệu (data visualisation) vào một số ngành thuộc khoa học xã hội. TS. Trí từng ứng dụng GIS nhằm (1) hỗ trợ công tác quản lý, qui hoạch, khảo sát, báo cáo, giám sát, đánh giá các chương trình/dự án phát triển như “Chương trình phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị” (2005-2009), “Dự án phát triển ca cao bền vững tiểu điền” (2004-2007), một số dự án phát triển cộng đồng, và (2) tập huấn xây dựng năng lực GIS cho cán bộ dự án thuộc tổ chức ACDI/VOCA, và Trung tâm Phát triển Giống tỉnh Bình Phước.
|
Nguồn: Website Đại học Hoa Sen
- Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin
- Hội thảo Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy Khu vực tự do thương mại lục địa châu Phi (AfCFTA): Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024