Buổi nói chuyện bàn tròn: Tác động của các yếu tố xã hội đối với bất bình đẳng về giới

Buổi nói chuyện được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trong hai ngày 17 và 18 tháng 6 năm 2015 do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam Novib tổ chức một buổi cho nữ và một buổi cho nam, nhằm thảo luận về tác động của các yếu tố xã hội của bất bình đẳng giới ở Việt Nam.

Những hoạt động này là một phần của Dự án nghiên cứu về chủ đề trên. Đó là một cuộc khảo sát quy mô lớn với mẫu là 8.325 phụ nữ và nam giới ở 9 tỉnh, thành phố đại diện cho các khu vực kinh tế của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là để thu thập dữ liệu cơ bản giúp hiểu rõ hơn các mối quan hệ giới ở Việt Nam, và đặc biệt, để xác định các yếu tố bất bình đẳng giới ở tất cả các cấp độ: thể chế, cộng đồng, gia đình và cá nhân.

Bà Thu Khuất Hồng, giám đốc của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã tiến hành hai buổi nói chuyện bàn tròn này. Buổi bàn tròn dành cho nữ đã quy tụ hai mươi nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên viên và sinh viên; họ đã trình bày những thông tin phong phú về các biểu hiện khác nhau của bất bình đẳng giới cũng như những hành động để tăng cường bình đẳng giới mà các tổ chức của họ đã thực hiện. Các tham dự viên đã bày tỏ quan điểm của họ về các khía cạnh sau đây:

Phân biệt đối xử đối với phụ nữ

Tham dự viên đã đưa ra bằng chứng về sự tồn tại dai dẳng của bất bình đẳng giới và định kiến về phụ nữ:

  • Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu những phụ nữ trẻ, để được tuyển dụng, không được mang thai trong vòng hai năm. Ngược lại, các công ty đa quốc gia lại tôn trọng các quy tắc về bình đẳng giới và phụ nữ mang thai không bị phân biệt đối xử trong tuyển dụng, nếu họ có trình độ chuyên môn cần thiết.
  • Đối các nhóm dân tộc Raglai, Chăm, tuy họ có truyền thống mẫu hệ, nhưng phụ nữ vẫn thích có con trai bởi vì người đàn ông mới là người nắm giữ quyền quyết định.
  • Các khuôn mẫu giới vẫn tồn tại trong các nghề nghiệp, phụ nữ gặp khó khăn khi làm việc ở các ngành nghề được coi là công việc của đàn ông, chẳng hạn một phụ nữ làm nghề xe ôm rất khó được xã hội chấp nhận.
  • Bất bình đẳng giới có mặt trong sách giáo khoa. Các bài đọc và hình ảnh trong sách phản ánh vị trí cao của người đàn ông trong các lĩnh vực chuyên môn và vai trò phụ thuộc của phụ nữ.
  • Các gia đình trong xã hội Việt Nam vẫn thích có con trai.
  • Một tham dự viên đã đề cập tới quấy rối tình dục, đây là điều cấm kỵ trong xã hội Việt Nam, hiện tượng này vẫn ít được biết đến

Nữ giới vẫn chịu đựng hoặc chấp nhận vị trí phụ thuộc của họ so với nam giới vì họ đang chịu áp lực từ gia đình và xã hội.

  • Như vậy, trong quan hệ tình dục với chồng, phụ nữ không dám bày tỏ nhu cầu của họ.
  • Xã hội nhìn nhận giá trị của người phụ nữ thông qua các tiêu chuẩn vẻ đẹp thể chất.
  • Những người phụ nữ trí thức cảm thấy tội lỗi đối với gia đình nếu họ dành thời gian để nghiên cứu và phát triển sự nghiệp của họ. Sự dung hòa công việc của gia đình và nhiệm vụ chuyên môn là rất khó.
  • Những phụ nữ ly hôn thường bị đàn ông đưa ra những nhận xét khó chịu về tình dục của phụ nữ.
  • Phụ nữ cũng bắt chước thái độ của "người ghét đàn bà" vì họ đang chịu ảnh hưởng của tinh thần gia trưởng.

 Làm thế nào để giảm kỳ thị và bất bình đẳng giới?

  • Những tham dự viên cho rằng nên đưa nam giới tham gia các hành động về bình đẳng giới.
  • Chúng tôi tin tưởng vào sự tham gia của xã hội dân sự trong các hoạt động và chương trình về bình đẳng giới. Vai trò của các nhà lãnh đạo chính trị là quan trọng, nhưng đáng tiếc là họ khá ngần ngại.
  • Chúng ta phải có hành động để bình đẳng giới trở thành một giá trị phổ quát của toàn xã hội.

Nguồn: Website Đại học Hoa Sen

 


Phần mềm giao nhận logistic