Bài kệ vô đề của Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan
Ỷ Lan (7/3/1044 - 24/8/1117), hay còn gọi là Linh Nhâm Thái hậu, là Phi tần Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của Hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho Hoàng triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Tương truyền, một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, Ỷ Lan tâu:
“Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt trước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nướcĐại Việt sẽ vô địch.”
Nghe xong Lý Thánh Tông rất phục.
Mặc dù còn có ý kiến về việc bà đã ra lệnh giết oan Thái hậu Thượng Dương và 76 người thị nữ, nhưng bà là người đóng góp công lao rất lớn trong ổn định và phát triển đất nước. Bên cạnh đó bà còn làm được hai việc nổi bật, đã được sử cũ biên chép, đó là việc "chuộc người" (năm 1103) và việc "đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi" (năm 1117). Việc thứ nhất, được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy". Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi "con trâu là đầu cơ nghiệp".
Cảm ơn đức cao dày của Hoàng thái hậu Ỷ Lan, nhân dân đã tôn vinh bà như là " Quan Âm bồ tát" tái hiện, hoặc đồng hóa với "cô Tấm" trong truyện cổ tích, hoặc với "Phật mẫu Man Nương".
Bà được tôn thờ ở một số nơi, nhưng đáng kể hơn cả là "Cụm di tích Đền Ghênh và Chùa Bà Tấm".
Bài kệ vô đề của Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan
Phiên âm Hán - Việt
|
Bản dịch
|
Sắc thị không, không tức sắc, Không thị sắc, sắc tức không. Sắc không quân bất quản, Phương đắc khế chân không. |
Sắc là không, không tức sắc Không là sắc, sắc tức không Sắc không đều chẳng quản Mới được hợp chân tông.
|
Tên đầu đề do người sau thêm vào, có sách ghi là Kệ Sắc không. Bài kệ được Ỷ Lan làm sau khi đàm đạo với đại sư Thông Biên về những tôn chỉ của đạo Thiền.
Với bài kệ trên, Ỷ Lan đã được các nhà nghiên cứu văn học Việt xếp vào hàng "tác gia văn học thời Lý - Trần".
Xét khía cạnh khác, qua bài kệ của bà còn lưu lại trong cuốn Thiền uyển tập anh, đã chứng tỏ bà không chỉ là người "hiểu sâu tôn chỉ" đạo Phật, mà còn là người giỏi chữ nghĩa. Và theo GS. Nguyễn Khắc Thuần, "chính những lời đối đáp giữa bà với các bậc cao tăng đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc ra đời của sách Thiền uyển tập anh rất có giá trị sau này".
- Lý do chỉ 65 trên 958 giải Nobel được trao cho phụ nữ
- Chưa từng có trong lịch sử, Pháp trở thành nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới sửa Hiến pháp vì chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3
- Tác giả đoạt giải văn chương Nhật Bản sử dụng AI trong tiểu thuyết, độc giả tranh cãi
- Nhật Bản đóng cửa hơn 8.500 trường học vì dân số già
- Vì sao phụ nữ hiện đại ngày càng ngại kết hôn?
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024