Chiếc mũ đọc suy nghĩ của người đội rồi gõ thành văn bản
Bằng chiếc mũ đọc suy nghĩ, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà nghiên cứu có thể giải mã thông tin trong não mà không cần công nghệ xâm lấn.
Chiếc mũ này "đọc" được suy nghĩ của người đội và biến nó thành văn bản trong vài giây - Ảnh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SYDNEY
Đọc suy nghĩ có thể sắp trở thành hiện thực, sau khi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trí tuệ nhân tạo GrapheneX-UTS của Đại học Công nghệ Sydney (UTS - Úc) đã chuyển được suy nghĩ trong não thành văn bản trên màn hình máy tính.
Nghiên cứu này được chọn công bố tại hội nghị NeurIPS - cuộc họp thường niên của các nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và học máy.
Tại hội nghị, những người tham gia thử nghiệm sẽ âm thầm đọc các đoạn văn bản, trong khi một mô hình AI có tên DeWave - chỉ sử dụng sóng não của họ làm đầu vào - chiếu những đoạn văn bản đó lên màn hình.
Với công nghệ mới này, người dùng chỉ cần đội chiếc mũ có thể ghi lại hoạt động não bộ của mình thông qua điện não đồ (EEG), thiết thực và tiện lợi hơn rất nhiều so các công nghệ xâm lấn trước đây.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận với nghiên cứu bước đầu này, tín hiệu bị nhiễu hơn một chút so với thông tin thu được từ thiết bị cấy ghép trong não. Ngoài ra, mô hình này thành thạo trong việc kết hợp các động từ hơn là danh từ.
Ông Yiqun Duan, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, giải thích: "Khi nói đến danh từ, chúng tôi nhận thấy mô hình có xu hướng sử dụng các cặp đồng nghĩa hơn là dịch trực tiếp. Chẳng hạn như máy dịch "người đàn ông" thay vì "tác giả".
“Chúng tôi nhận ra những từ tương tự về mặt ngữ nghĩa có thể tạo ra các dạng sóng não tương tự”, ông Duan nói.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể cải thiện độ chính xác này.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục căn chỉnh các từ khóa và các cấu trúc câu tương tự, hy vọng mô hình này mang lại kết quả có ý nghĩa cho nhiều bệnh nhân không phát âm được", ông Duan cho hay.
Ching-Ten Lin, giám đốc Trung tâm GrapheneX-UTS, nói nghiên cứu trên "đánh dấu một bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực BrainGPT", là nỗ lực tiên phong trong việc dịch sóng điện não đồ (EEG) thô trực tiếp sang ngôn ngữ.
"Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu kết hợp các kỹ thuật mã hóa rời rạc trong quá trình dịch não sang văn bản, giới thiệu một cách tiếp cận sáng tạo để giải mã thần kinh. Việc tích hợp các mô hình ngôn ngữ lớn cũng đang mở ra những biên giới mới trong khoa học thần kinh và AI", ông nói.
Gia Minh – TTO - 18/12/2023 15:50 GMT+7
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024