Hội thảo Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045
|
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo là một phần quan trọng trong chuỗi nghiên cứu phục vụ việc tổng kết 40 Đổi mới của Việt Nam mà Trung tâm Việt – Úc (VAC) hỗ trợ nhằm phân tích và đưa ra các khuyến nghị hàm ý chính sách về các vấn đề phát triển quan trọng của đất nước, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn phát triển của Việt Nam tới năm 2045. Các kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ là đầu vào phục vụ cho việc dự thảo Báo cáo tổng kết 40 năm Đổi mới và dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội thảo và cho rằng các tham luận và ý kiến trao đổi tại Hội thảo là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất những kiến nghị chính sách, giúp Việt Nam hiện thực hóa được tầm nhìn phát triển trong giai đoạn sắp tới.
Đồng chí cho biết thêm: Từ một nền kinh tế đóng cửa, khép kín, trong 40 năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 700 tỷ USD; là quốc gia thu hút được lượng đầu tư lớn từ nước ngoài đạt con số 23 tỷ USD, đây là mức đầu tư cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, ngay cả khi các thị trường lớn bị thu hẹp và chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều đứt gãy.
Cùng với quá trình cải cách và mở cửa, khả năng thích ứng và mức độ chống chịu của nền kinh tế ngày càng được nâng cao. Thực tiễn giai đoạn vừa qua cho thấy, với phương châm thích ứng an toàn, Việt Nam đã vững vàng vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đồng thời, trở thành một điểm sáng về sự ổn định, phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình trạng trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn.
|
Thảo luận bàn tròn tại Hội thảo |
Nhân bài phát biểu, đồng chí Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đặc biệt nhấn mạnh và bày tỏ sự quan tâm đến các tham luận, trao đổi mang tính chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè quốc tế và cho rằng những chia sẻ này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng tìm ra được những giải pháp khả thi, hỗ trợ Việt Nam giải quyết tốt những khó khăn, thách thức, những hạn chế, bất cập trong tiến trình Đổi mới, hội nhập và phát triển. Đồng chí cho rằng những bài học về cả thành công và thất bại về quản trị công, quản trị tài chính cả vĩ mô và vi mô, các vấn đề cần lưu ý trong cải cách thể chế thị trường, về huy động và phân bổ nguồn lực, chuyển đổi các nguồn lực, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa. Đặc biệt là những chia sẻ về những hình thái, lĩnh vực kinh tế mới như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; Các ngành dịch vụ mới như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI, năng lượng sạch; Các vấn đề thúc đẩy, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách hệ thống tài chính, quản trị quốc gia, phát triển xã hội, phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện chính sách, xây dựng thể chế liên kết phát triển vùng; Vấn đề khai thác có hiệu quả các cơ hội mà các hiệp định đối tác và tiến trình hội nhập quốc tế mang lại… sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoạch định các đường lối phát triển, cải cách hệ thống chính sách, giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra trong phát triển bền vững tầm nhìn hướng 2045.
Theo đó, Hội thảo được chia thành 3 phòng chuyên đề thảo luận về 3 mảng nội dung: (1). Những xu hướng toàn cầu và hệ thống quản trị công ở Việt Nam"; (2). Phát triển đô thị và cải cách lĩnh vực tài chính ở Việt Nam”; (3). Vượt bẫy thu nhập trung bình và hướng tới phát triển bền vững”. Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau lắng nghe các tham luận về các vấn đề như: Địa chính trị và sự thay đổi cán cân quyền lực ở Châu Á, hàm ý cho Việt Nam (GS.Joseph M. Siracusa – Trường đại học Curtin, Austrailia); Các xu hướng quản trị công toàn cầu và hàm ý cho Việt Nam (TS. Đào Ngọc Báu – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Hướng tới dịch vụ công xuất sắc: Thực tiễn tốt nhất và bài học cho Việt Nam (GS. Adam Graycar, Trường Đại học Adelaide, Autralia); Xây dựng nền công vụ thành “bệ phóng” cho sự phát triển của Việt Nam (GS. Trần Ngọc Anh – Đại học Indiana Bloomington (trực tuyến qua zoom); Hợp tác giữa Việt Nam và các định chế tài chính quốc tế (PGS.TS. Phạm Thu Hương, Đại học Curtin); Phát triển đô thị tại Việt Nam: Từ khi bắt đầu đổi mới đến nay và định hướng đến năm 2050 (TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Indiana Bloomington (trực tuyến qua zoom); Thành công và thất bại trong phát triển đô thị: Bài học từ Úc, các siêu thị phương Tây và Châu Á (G3/21/2024s.Jago Dodson, Đại học Rmit (trực tuyến qua zoom); Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình: cơ hội và thách thức (TS. Đặng Đức Anh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương); Quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam: những thách thức và lộ trình phía trước (GS. Petra Tschakert, Đại học Curtin (trực tuyến qua zoom)).
|
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045 |
Có thể nói, trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi rất nhanh hiện nay, những trao đổi tại Hội thảo đã giúp Việt Nam nhận định rõ hơn về những bất ổn, bất định, những khó khăn và tác động sâu sắc của nó tới tiến trình hội nhập và phát triển; các trao đổi này là cơ sở để Việt Nam đề xuất các kiến nghị chính sách. Qua đó giúp Việt Nam tận dụng được những thời cơ, thuận lợi, vượt qua được những thách thức, khó khăn. Đồng thời đổi mới được tư duy phát triển phù hợp hơn với thực tiễn của đất nước trong thời kỳ mới. Qua các tham luận và ý kiến thảo luận, các đại biểu đã cố gắng tìm ra được những khâu đột phá có liên quan đến thực tiễn mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi lao động và dân số; cùng nhau làm rõ được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ cũng như có tư duy trọng điểm hơn về đổi mới sáng tạo. Đây được coi là những động lực phát triển quan trọng hàng đầu, hỗ trợ có hiệu quả hơn đối với Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính sách, khuyến khích đổi mới sáng tạo hơn trong khởi nghiệp đối với thế hệ trẻ cũng như trong việc thu hút và trọng dụng nhân tài, một trong những nhân tố trụ cột hướng tới phát triển bền vững thời đại mới./.
Phạm Vĩnh Hà; 21/03/2024
Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy Khu vực tự do thương mại lục địa châu Phi (AfCFTA): Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”
- Hiến kế cho chiến lược phát triển giáo dục của TPHCM
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024