CƠ CẤU TRÍ KHÔN
Lời người dịch:
Một sự tình cờ đã khiến tôi đến với nhà tâm lí học lớn đương đại của Hoa Kì, ông Howard Gardner, tác giả cuốn sách Cơ cấu trí khôn bạn đang có đây.
Cuối những năm 1980 thế kỉ trước (nghe có vẻ xa quá rồi), hễ gặp một bạn người nước ngoài nào thì tôi cũng tranh thủ giới thiệu trường thực nghiệm của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Tôi làm điều đó chỉ vì mục đích tìm nguồn viện trợ cho hệ thống Công nghệ Giáo dục khi vào năm 1985 mỗi tháng ngân quỹ chỉ có 3.000 đồng (ba nghìn đồng tiền Việt).
Trăm bó đuốc cũng được con ếch: ở trường thực nghiệm này, chúng tôi đã có nhiều lượt giáo viên, sinh viên, học sinh Mĩ qua dạy tiếng Anh cho cả cán bộ, giáo viên, học sinh. Đó là một nguồn viện trợ lớn. Một bộ sách dạy tiếng Anh đã ra đời ở đây có tên tuổi người giúp sức là bà Beryl Hackner. Ông Woodrof Halsey II, Giám đốc trường SYA ở Boston (Hoa Kì), hầu như từ năm 1995 đến năm 2002 năm nào cũng dẫn học sinh qua giao lưu hai tuần với trường thực nghiệm Công nghệ Giáo dục, và có lúc đã gửi qua đây cả hai cô con gái qua dạy tiếng Anh trong suốt một năm học.
Thu hoạch lớn với tôi là món quà của ông tình nguyện viên Mĩ David Blair, người sau khi nghe tôi hết lời giới thiệu về Công nghệ Giáo dục Việt Nam đã ân cần mua tặng tôi cuốn sách này, Frames of Mind – The Theory of Multiple Intelligences, đó là năm 1995. Về sau, ông Woodrof Halsey II, có cô em gái làm trợ lí cho Giáo sư Howard Gardner, cũng lại thành người cung cấp cho tôi có gần trọn bộ sách của nhà tâm lí học kém tôi hai chục tuổi này.
Có cuốn sách trong tay, Tiến sĩ Đào Thái Lai yêu cầu tôi thuyết trình cho mọi người. Công việc chuẩn bị đòi hỏi phải dịch nhiều đoạn, và thế là sau một cái tặc lưỡi, tôi đã dịch toàn bộ cuốn sách – chưa thuyết trình được buổi nào, nhưng có một bản thảo tâm lí học nhận thức khá xa lạ với nước ta khi đó (và chẳng biết bây giờ đã hết xa lạ chưa?). Bạn tôi, anh Nguyễn Dương Khư, đã ngồi dò lại cho tôi từng câu một – tôi sẽ không bao giờ quên tài năng và tấm lòng của anh, người vẫn động viên tôi “chúng mình là những nhà giáo ưu tư”. Cô biên tập viên Trần Thị Phú Bình lại đã giúp thúc đẩy nhanh việc xuất bản, và trong hai năm 1997 và 1998 bản tiếng Việt sách này đã in tới hai lần.
Nhược điểm của bản in hai năm đó là ở việc làm ngốc nghếch của tôi khi đề nghị lược bỏ toàn bộ phần Lời mở đầu và toàn bộ phần Chú thích. Lời mở đầu rất hay, nhưng tôi đòi lược bỏ vì nghĩ bạn đọc Việt Nam vào lúc ấy không đủ kiên nhẫn để đọc những văn bản dài quá. Phần Chú thích với vô vàn gợi ý cho các nhà nghiên cứu, song tôi cũng đề nghị lược bỏ vì nghĩ rằng không biết tới khi nào bạn đọc Việt Nam mới có điều kiện chạm tay vào vô vàn tư liệu đó – tôi nhầm một điều là chỉ cách vài năm sau, internet đã phát triển không gì chặn nổi.
Bạn đọc đã hiểu vì sao trong lần tái bản này tại Nhà xuất bản Tri thức, bạn đã có thêm những phần còn thiếu mà nguyên nhân chỉ vì cái “sáng kiến” ấu trĩ của người dịch cả đời là người tự học với những nhược điểm không sao tránh khỏi.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn.
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024