Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế
PNVN - “Khả năng phát triển kinh tế lớn nhất trên thế giới không phải là Trung Quốc hay Ấn Độ mà là phụ nữ” đó là nhận định khá bất ngờ của Liên hợp quốc. Cách đánh giá này đã nhận được sự đồng tình của phần lớn các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo dài, vai trò “cứu tinh” của phụ nữ càng thể hiện rõ.
Kỷ nguyên của nữ quyền
Năng lực kiếm tiền của phụ nữ toàn cầu có thể đạt tới 18.000 tỷ USD so với 2 năm trước – theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi quyền lực của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng lớn hơn giữa lúc cơn suy thoái dường vẫn như chưa thấy hồi kết. Đó có thể là một trong những lý do quan trọng khiến cho hàng loạt tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã lựa chọn nhiều phụ nữ cho các vị trí lãnh đạo quan trọng: IBM, Abbott, Johnson & Johnson, Pepsi, KPMG, Yahoo, Google, General, Motor, P&G…
Đứng đầu trong top 10 công ty hàng đầu đóng góp cho sự phát triển của phụ nữ là IBM. Năm 2012, IBM đã bổ nhiệm bà Virginia Rometty làm tổng giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn này. Bà Virginia Rometty trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành gã khổng lồ công nghệ trong lịch sử 100 năm của IBM. Ngoài ra , nhiều phụ nữ giữ cương vị quản lý của tập đoàn này với tỷ lệ nữ quản lý cấp cao chiếm 27%; giám đốc nữ chiếm 23%. Tại Abbott, tập đoàn chuyên về các sản phẩm liên quan đến y tế, dinh dưỡng, sức khỏe, số lượng phụ nữ giữ vai trò quản lý điều hành tăng với 77% so với vài năm trước. Hiện tập đoàn này có tỷ lệ phụ nữ làm giám đốc là 42% và 1/3 số thành viên nữ trong Hội đồng quản trị.
Trong số các nữ lãnh đạo tại các tập đoàn kinh tế khổng lồ trên thế giới hiện nay, Marissa Mayer không chỉ giàu có, tài năng mà còn đưa ra những quyết định mua bán và sát nhập táo bạo trong thời gian gần đây.
Indra Nooyi, CEO của Pepsi, được tạp chí Financial Times trao danh hiệu nữ doanh nhân quyền lực nhất năm 2014. Người phụ nữ gốc Ấn Độ, sinh năm 1955 này, khi đến Mỹ chỉ vỏn vẹn có 500 USD cùng học bổng đại học nhưng đã thể hiện được giá trị của mình trong mọi cương vị. Bà được biết tới như một nhà thiết kế hình ảnh đầy tài năng cùng những chiến lược “cao tay” có tác dụng nâng cao vị thế của Pepsi trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt trên thị trường.
Mary Barra, CEO General Motor (GM), là nữ doanh nhân đầu tiên bước lên chức vụ CEO trong lịch sử ngành sản xuất ô tô thế giới. ngay sau khi nhận chức, Barra đã phải đối mặt với đợt thu hồi xe lớn nhất trong lịch sử GM (29 triệu chiếc) do công tắc đánh lửa của xe bị lỗi. Sai sót này đã gây ra cái chết cho 13 khách hàng của MG. Thế nhưng, bà đã khéo léo biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội để phát triển. Ngay sau khi sử lý xong khủng hoảng, Barra đã tiến hành cải tổ thành công văn hóa của GM, tạo sức bật để tập đoàn này hiện diện trên thị trường với một bộ mặt khả ái và đầy uy tín.
Marillyn Hewson, Chủ tịch HĐQT, CEO Lockheed Martin, còn “cả gan” chọn cho mình một lĩnh vực cực kỳ “nam tính”, đó là chế tạo máy bay, vũ khí, tên lửa, vệ tinh và các kỹ thuật quốc phòng tân tiến lớn nhất thế giới. Khách hàng của Lockheed Martin gồm Bộ Quốc phòng, các cơ quan liên bang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Chiến lược kinh doanh hiện tại của Hewson tập trung vào ngành công nghiệp dùng năng lượng tái tạo để tìm kiếm các khách hàng mới và bà đã thành công khi thiết lập kỷ lục về lợi nhuận cho tập đoàn ngay trong năm đầu tại vị.
Với tài năng cộng với những tố chất đầy ưu việt của Giới nữ, nhiều phụ nữ đã lèo lái doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng một cách ngoạn mục, góp phần đáng kể hạn chế những tác hại của suy thoái kinh tế.
Nỗ lực “vượt trần”
Mặc dù có công lao lớn như vậy nhưng phụ nữ ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực vẫn chưa được đối xử một cách công bằng. Nhiều công ty chỉ coi khả năng phát triển kinh tế của phụ nữ như là một thị trường để nắm giữ. Boston Consulting Group khảo sát 12.000 phụ nữ ở 40 khu vực trên thế giới, nhận thấy dịch vụ tài chính – như tư vấn, đầu tư, sản phẩm bảo hiểm và tư vấn – rất kém trong mối quan hệ với khách hàng nữ giới. Trong khi đó, phụ nữ luôn là “hàng đầu” trong việc chi tiêu, đang nắm khoảng 28.000 tỷ USD tiêu dùng hàng năm trên toàn thế giới. Đặc biệt, nếu phụ nữ đang tìm kiếm các khoản cho vay nhỏ hoặc thay mặt doanh nghiệp thu hút vốn thì khó khăn lớn nhất chính là vấn đề tiếp cận nguồn vốn và thông tin.
Ở Mỹ, mặc dù tình hình thất nghiệp chưa được cải thiện đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng tỷ lệ lao động nữ đã vượt lên mức cao hơn so với lao động nam. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là phụ nữ đã đạt tới bình đẳng trong công việc. Mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động nữ và lao động nam ở đây ở mức 77/100.
Những dẫn chứng vừa nêu cho thấy một thực tế, rằng mặc dù vịthế của phụ nữ đã được nâng cao, đóng góp quan trọng của họ với vai trò “cứu tinh”của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh khủng hoảng đã được khẳng định nhưng phụ nữ vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức mà “bức trần kính” do những định kiến từ muôn đời trước đã tạo ra. Vị thế, phụ nữ toàn cầu vẫn đang phải nỗ lực đấu tranh để đòi được cho quyền bình đẳng và vị trí xứng đáng của mình.
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024