Bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong triển khai các khuyến nghị UPR

NDĐT- Để thực hiện các khuyến nghị của cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) chu kỳ 2 trong lĩnh vực lao động - xã hội, cần bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong các hoạt động triển khai.

Đây là thông tin từ Hội thảo Thực hiện các khuyến nghị của cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) trong lĩnh vực lao động - xã hội diễn ra ngày 25-8 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tổ chức.

Tại khoá họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền ngày 20-6-2014, Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo UPR chu kỳ 2 trong bối cảnh vừa trúng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Sau phiên họp rà soát, Việt Nam chấp nhận 182/227 khuyến nghị từ các nước. Các khuyến nghị được chấp nhận xuất phát từ chính sách và cam kết nhất quả của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về quyền con người, đặc biệt là cam kết tự nguyện của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền. Do đó, việc nghiêm túc thực hiện các nội dung khuyến nghị đã chấp nhận là yêu cầu bắt buộc và cần được ưu tiên trong kế hoạc công tác của các bộ, ngành.

Được Chính phủ giao làm đầu mối báo cáo về quyền con người liên quan đến người lao động, các đối tượng yếu thế gồm phụ nữ, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, các quyền kinh tế - xã hội liên quan đến giảm nghèo, an sinh xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được phân công chủ trì thực hiện 42 khuyến nghị thuộc sáu nhóm vấn đề dưới đây.

Thứ nhất, quyền kinh tế - xã hội và văn hóa gồm quyền của người lao động, quyền tiếp cận an sinh xã hội, giáo dục, y tế, chống lao động cưỡng bức, tạo cơ hội việc làm và thị trường lao động.

Thứ hai, hợp tác quốc tế về quyền con người gồm tham gia tích cực vào các cơ chế nhân quyền khu vực, đặc biệt liên quan đến phát huy và bảo vệ quyền phụ nữ, chống buôn - bán người.

Thứ ba, bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương gồm phụ nữ, trẻ em và các đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội, kể cả nạn nhân bị buôn - bán người.

Thứ tư, thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người gồm thực hiện Công ước CRC, tuân thủ cơ chế báo cáo của Công ước.

Thứ năm, gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người gồm Công ước về quyền của người khuyết tật, Công ước về bảo vệ quyền của người di cư và gia đình của họ.

Thứ sáu là giáo dục nhân quyền: tăng cường hơn nữa nhận thức của người dân về vấn đề giới, bình đẳng giới và không phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái.

Ngoài ra, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện một số khuyến nghị khác có liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo.

Mục đích của kế hoạch thực hiện là đưa ra các giải pháp, hành động cụ thể để thực hiện các khuyến nghị đã được Việt Nam chấp nhận thuộc lĩnh vực lao động - xã hội cho đến năm 2018, đồng thời bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới vào trong các hoạt động triển khai các khuyến nghị UPR.

Mục tiêu hướng tới nhằm đạt được các kết quả kỳ vọng do các khuyến nghị nêu lên, tạo cơ sở để bảo đảm lồng ghép thực hiện quyền con người vào các chính sách lao động, người có công và xã hội; tạo cơ sở cho việc theo dõi, rà soát và báo cáo về tình hình quyền con người trong lĩnh vực này.

Các nhóm giải pháp để thực hiện sẽ là tăng cường thông tin, tuyên truyền về quyền con người, củngc ố và tăng cường thể chế: khung luật pháp, chính sách và các cơ chế giám sát việc thực hiện quyền con người; tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cán bộ,...

ANH CHI
 

 


Phần mềm giao nhận logistic