TP. HCM: Lập đặc khu kinh tế trên đất hoang hóa 4 quận huyện

 (SGGP) Ngày 01-10, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM trình UBND TPHCM đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM. Theo đó, TPHCM dự kiến sẽ lập đặc khu kinh tế trải rộng trên 4 quận huyện gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh.

Cụ thể, phần diện tích ở các quận huyện hình thành đặc khu kinh tế gồm diện tích 35,46km² của quận 7 (dân số 320.440 người); huyện Bình Chánh có 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với diện tích 48,49km² (dân số 124.561 người); huyện Nhà Bè với diện tích 100,56km² (dân số 162.795 người) và huyện Cần Giờ với diện tích 704,22km², trong đó có 352,87km² là rừng phòng hộ - chiếm khoảng 50% diện tích (dân số 77.474 người).

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận huyện nói trên có ý nghĩa tạo đòn bẩy phát triển cho chính khu vực này, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc thành lập đặc khu kinh tế sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn 4 quận huyện phía Nam thành phố như: Căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ),…

 

Đường Rừng Sác qua xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG

Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đề xuất và đặc biệt nhấn mạnh: “Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”. Việc xây dựng Đặc khu kinh tế TPHCM cũng là để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, gắn với liên kết vùng, liên kết quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố cũng dự báo một số rủi ro, khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng đặc khu kinh tế như khu vực hình thành đặc khu kinh tế là vùng trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè thấp, cao độ trung bình 0,4 - 1m, mương rạch chằng chịt và điều này sẽ là thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tuy cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi nhưng không thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông. Hiện tại, việc ra vào khu vực Hiệp Phước chỉ giới hạn với một cửa ngõ duy nhất là tuyến đường độc đạo Nguyễn Văn Tạo (tiếp nối trục đường Bắc - Nam của thành phố), logistics trên địa bàn thành phố còn sơ khai và chưa thực sự phát triển. Đặc biệt mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian thực hiện lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của một đặc khu kinh tế.

Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, lộ trình thực hiện đề án thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM giai đoạn đầu (2014 - 2015): xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thành ủy và HĐND TPHCM, xin chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu và xây dựng đề án; giai đoạn 1 (2016 - 2018): xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố, cơ sở định hình đặc khu kinh tế; khảo sát, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình thành khung thể chế, xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; giai đoạn 2 (2018 - 2025): hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, xây dựng các bộ quy chế, quy định, xây dựng các cam kết cho đặc khu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kết nối hạ tầng, liên kết vùng về không gian và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 3 (2025 - 2035): đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế.

Vân Anh; cập nhật  ngày 02/10/2015

(SGGP).- Ngày 1-10, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM trình UBND TPHCM đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM. Theo đó, TPHCM dự kiến sẽ lập đặc khu kinh tế trải rộng trên 4 quận huyện gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh.

Cụ thể, phần diện tích ở các quận huyện hình thành đặc khu kinh tế gồm diện tích 35,46km² của quận 7 (dân số 320.440 người); huyện Bình Chánh có 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với diện tích 48,49km² (dân số 124.561 người); huyện Nhà Bè với diện tích 100,56km² (dân số 162.795 người) và huyện Cần Giờ với diện tích 704,22km², trong đó có 352,87km² là rừng phòng hộ - chiếm khoảng 50% diện tích (dân số 77.474 người).

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận huyện nói trên có ý nghĩa tạo đòn bẩy phát triển cho chính khu vực này, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc thành lập đặc khu kinh tế sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn 4 quận huyện phía Nam thành phố như: Căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)…

Đường Rừng Sác qua xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG

Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đề xuất và đặc biệt nhấn mạnh: “Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”. Việc xây dựng Đặc khu kinh tế TPHCM cũng là để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, gắn với liên kết vùng, liên kết quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố cũng dự báo một số rủi ro, khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng đặc khu kinh tế như khu vực hình thành đặc khu kinh tế là vùng trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè thấp, cao độ trung bình 0,4 - 1m, mương rạch chằng chịt và điều này sẽ là thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tuy cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi nhưng không thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông. Hiện tại, việc ra vào khu vực Hiệp Phước chỉ giới hạn với một cửa ngõ duy nhất là tuyến đường độc đạo Nguyễn Văn Tạo (tiếp nối trục đường Bắc - Nam của thành phố), logistics trên địa bàn thành phố còn sơ khai và chưa thực sự phát triển. Đặc biệt mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian thực hiện lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của một đặc khu kinh tế.

Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, lộ trình thực hiện đề án thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM giai đoạn đầu (2014 - 2015): xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thành ủy và HĐND TPHCM, xin chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu và xây dựng đề án; giai đoạn 1 (2016 - 2018): xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố, cơ sở định hình đặc khu kinh tế; khảo sát, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình thành khung thể chế, xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; giai đoạn 2 (2018 - 2025): hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, xây dựng các bộ quy chế, quy định, xây dựng các cam kết cho đặc khu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kết nối hạ tầng, liên kết vùng về không gian và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 3 (2025 - 2035): đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế.

VÂN  ANH

- See more at: http://www.sggp.org.vn/quyhoachkientruc/2015/10/398005/#sthash.LyOcGw9m.dpuf

(SGGP).- Ngày 1-10, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM trình UBND TPHCM đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM. Theo đó, TPHCM dự kiến sẽ lập đặc khu kinh tế trải rộng trên 4 quận huyện gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh.

Cụ thể, phần diện tích ở các quận huyện hình thành đặc khu kinh tế gồm diện tích 35,46km² của quận 7 (dân số 320.440 người); huyện Bình Chánh có 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với diện tích 48,49km² (dân số 124.561 người); huyện Nhà Bè với diện tích 100,56km² (dân số 162.795 người) và huyện Cần Giờ với diện tích 704,22km², trong đó có 352,87km² là rừng phòng hộ - chiếm khoảng 50% diện tích (dân số 77.474 người).

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận huyện nói trên có ý nghĩa tạo đòn bẩy phát triển cho chính khu vực này, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc thành lập đặc khu kinh tế sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn 4 quận huyện phía Nam thành phố như: Căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)…

Đường Rừng Sác qua xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG

Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đề xuất và đặc biệt nhấn mạnh: “Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”. Việc xây dựng Đặc khu kinh tế TPHCM cũng là để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, gắn với liên kết vùng, liên kết quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố cũng dự báo một số rủi ro, khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng đặc khu kinh tế như khu vực hình thành đặc khu kinh tế là vùng trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè thấp, cao độ trung bình 0,4 - 1m, mương rạch chằng chịt và điều này sẽ là thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tuy cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi nhưng không thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông. Hiện tại, việc ra vào khu vực Hiệp Phước chỉ giới hạn với một cửa ngõ duy nhất là tuyến đường độc đạo Nguyễn Văn Tạo (tiếp nối trục đường Bắc - Nam của thành phố), logistics trên địa bàn thành phố còn sơ khai và chưa thực sự phát triển. Đặc biệt mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian thực hiện lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của một đặc khu kinh tế.

Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, lộ trình thực hiện đề án thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM giai đoạn đầu (2014 - 2015): xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thành ủy và HĐND TPHCM, xin chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu và xây dựng đề án; giai đoạn 1 (2016 - 2018): xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố, cơ sở định hình đặc khu kinh tế; khảo sát, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình thành khung thể chế, xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; giai đoạn 2 (2018 - 2025): hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, xây dựng các bộ quy chế, quy định, xây dựng các cam kết cho đặc khu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kết nối hạ tầng, liên kết vùng về không gian và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 3 (2025 - 2035): đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế.

VÂN  ANH

- See more at: http://www.sggp.org.vn/quyhoachkientruc/2015/10/398005/#sthash.LyOcGw9m.dpuf

Phần mềm giao nhận logistic