Phụ nữ - Quyền năng mềm trong giữ gìn hòa bình và an ninh
Tại Hội thảo Quốc tế về Phụ nữ và Hòa bình - An ninh diễn ra ngày 6/10/2015, các đại biểu đều có chung nhận định: Phụ nữ có vai trò ngày càng được khẳng định và đóng góp tích cực cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Phụ nữ tích cực tham gia gìn giữ hòa bình, giải quyết xung đột và tái thiết sau chiến tranh và được coi là “quyền năng mềm” trong xây dựng nền văn hóa vì hòa bình.
Chủ tịch UB TW MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn Phụ nữ, Hòa bình và Phát triển.
“Quyền năng mềm” là một khái niệm do giáo sư người Mỹ ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên năm 1990 và hiện được các nhà phân tích, các chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Có thể hiểu đó là dùng khả năng của bản thân thông qua việc gây ảnh hưởng bằng sức hấp dẫn thuyết phục, tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của họ, khiến họ mong muốn chính điều mình mong muốn và làm theo mà không cần cưỡng bức, ép buộc.
Điểm lại 15 năm thực hiện chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh, Bà Hanny Cueva Beteta - Cố vấn Quản trị Nhà nước hòa bình và an ninh - Văn phòng UN Women khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã nêu7 nghị quyếtliên quan đến các vấn đề về phụ nữ được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua. Qua các nghị quyết đó, các vấn đề được đặt lên bàn nghị sự quốc tế gồm: Công nhận bạo lực tình dục trong xung đột là một thủ đoạn chiến tranh và là một nội dung quan trọng trong công tác gìn giữ hòa bình và an ninh toàn cầu đòi hỏi phải có biện pháp ứng phó; Đòi hỏi phụ nữ phải được tham gia tích cực và được ưu tiên hơn trong công cuộc tái thiết và xây dựng hòa bình; Kêu gọi hành động cụ thể để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong giải quyết xung đột, cải thiện các biện pháp của Hội đồng về Phụ nữ, hòa bình và an ninh; Tăng cường trách nhiệm của các quốc gia thành viên đối với những hành vi vi phạm quyền phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.... Đây là kết quả sự nỗ lực của phụ nữ thế giới, khẳng định về vai trò và vị thế của phụ nữ trong việc giải quyết các xung đột, giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Theo bà Hanny Cueva Beteta, trước xu hướng bất ổn, các nhóm bạo lực, cực đoan ngày càng gia tăng trên toàn cầu, phụ nữ có quan điểm và năng lực khác nhau về ngăn ngừa xung đột, kiến tạo - gìn giữ - xây dựng hòa bình, phục hồi và tái thiết. Sự tham gia của phụ nữ làm tăng tính hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực. Bà kêu gọi, “hãy hành động để ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia gìn giữ, kiến tạo hòa bình hơn. Trao quyền cho phụ nữ là trao quyền cho nguồn lực đảm bảo hòa bình, vì quyền phụ nữ là quyền của con người”.
Bà Annie Raja -Phó Chủ tịch khu vực châu Á- Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới khẳng định, mong muốn của mọi phụ nữ trên hành tinh này là “Dân chủ, Chủ quyền, Tự do, Bình đẳng”. Việt Nam là một đất nước dũng cảm anh hùng, là nguồn cảm hứng cho nhân dân nhiều nơi trên thế giới, là một thành viên đặc biệt của Liên đoàn PN dân chủ thế giới. Bà đánh giá cao vai trò và sự ủng hộ của Hội LHPN Việt Nam với những người phụ nữ vì hòa bình và phát triển tại nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang chịu sự xâm lược và bao vây. Bà kêu gọi phụ nữ hãy liên kết nhiều hơn nữa với các tổ chức của phụ nữ tại tất cả các quốc gia trên toàn cầu nhằm đấu tranh cho sự giải phóng hoàn toàn phụ nữ với quyền được bình đẳng trong làm việc và trả lương.
Từ trái sang phải: bà Hanny Cueva Beteta; bà Annie Raja; bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Nói về vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam trong gìn giữ hòa bình và an ninh, Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam - Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Tp Hồ Chí Minh điểm lại những gương sáng phụ nữ trong lịch sử dân tộcViệt Nam. Qua các cuộc chiến tranh vệ quốc, phụ nữ Việt Nam không chỉ đảm bảo hậu phương vững chắc cho chiến sĩ ngoài mặt trận mà còn tham gia bảo vệ làng xã quê hương, đất nước. Trong kháng chiến, phụ nữ Việt Nam đã hành động nhân đạo với lính địch, điển hình như bác sĩ quân y Nguyễn Thị Ngọc Toản phải mổ cho phi công Mỹ vào ban đêm để tránh gây bức xúc cho các thương binh của ta khi đang phải chữa trị vết thương do chính phi công Mỹ đó gây ra.
Bà Ninh còn giới thiệu với bạn bè quốc tế từ hình ảnh những O du kích, những chiến sĩ trong Đội quân tóc dài của nữ tướng Nguyễn Thị Định, đến người phụ nữ lịch lãm chuyên nghiệp trong đàm phán quốc tế - bà Nguyễn Thị Bình - khi vận động lãnh đạo các nước và giới truyền thông, các bà mẹ binh lính Mỹ để phản đối việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Sau chiến tranh, phụ nữ Việt Nam là nhân tố tích cực trong công cuộc tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả nhưng cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn trong việc gác lại quá khứ, hướng đến tương lai,đưa đất nước phát triển và hội nhập nhằm góp phần xây dựng nền tảng không thể thiếu để duy trì hòa bình. Từ đó phụ nữ đã phấn đấu nỗ lực để nâng cao năng lực các mặt (văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế…).
Bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định: Để phát huy lợi thế của phụ nữ về chỉ số cảm xúc (EQ) và quyền năng mềm trong việc ứng phó với căng thẳng, nguy cơ xung đột, đàm phán thỏa hiệp hợp lý hợp tình, giải quyết xung đột, vai trò trung gian dàn xếp... phụ nữ phải được tham gia một cách thực chất và bình đẳng vào mọi hoạt động của xã hội, kể cả trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình. Sự tham gia và những đóng góp của hơn một nửa thế giới là một yếu tố đảm bảo sự cân bằng và hòa thuận trong xã hội. Phụ nữ Việt Nam dù có dễ bị tổn thương nhưng do lịch sử và bản lĩnh của chính mình đã bảo vệ và mang lại hoà bình cho đất nước.
Các đại biểu tham gia Diễn đàn Phụ nữ, Hòa bình và Phát triển cũng đều cho rằng, mặc dù nỗ lực, nhưng hiện nay phụ nữ còn gặp nhiều thách thức làm cản trở sự tham gia và đóng góp hiệu quả của họ vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế cũng như chính trị và xã hội. Sự tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định ở mọi cấp độ còn hạn chế. Đặc biệt các thách thức đối với phụ nữ liên quan tới hòa bình an ninh như căng thẳng, xung đột, chiến tranh cục bộ và tranh chấp khu vực, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh hàng hải, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng.
Chính vì vậy, trong lời kêu gọi của mình khi kết thúc Diễn đàn, các đại biểu thống nhất gừi đi thông điệp, các bên liên quan hãy tăng cường chia sẻ thông tin, sáng kiến, kinh nghiệm thực thi các chính sách và các luật đểđảm bảo tốt hơn quyền của phụ nữ, để củng cố và tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị giữa phụ nữ và nhân dân các nước vì hòa bình an ninh, vì bình đẳng giới để phát triển bền vững.
Trần Thúy; Cập nhật: 08/10/2015
Nguồn: Wbsite Hội LH Phụ nữ VN
- Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin
- Hội thảo Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- TPHCM sẽ có kho học liệu số cho học sinh
- Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy Khu vực tự do thương mại lục địa châu Phi (AfCFTA): Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024