Rào cản văn hóa bản địa
(SGGPO) - Những năm gần đây, chính sách khuyến khích người nước ngoài đến học tập tại các trường đại học tại Hàn Quốc đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tính riêng trong tháng 1-2016, số sinh viên (SV) nước ngoài đến nước này là 95.134 người, tăng 12,1% so với cùng thời điểm này năm ngoái.
Tuy nhiên, bất chấp số lượng SV nước ngoài đến Hàn Quốc gia tăng hay số lượng ký túc xá dành cho người ngoại quốc phát triển nhanh, SV bản địa vẫn không thích kết giao với những bạn học đến từ nước ngoài.
Theo ghi nhận của Korea Times, SV Hàn có xu hướng chơi theo từng nhóm, họ tham dự các hoạt động ngoại khóa và cùng học nhóm nhưng rất dè dặt, thậm chí không cởi mở khi các bạn học nước ngoài muốn gia nhập. Có những trường hợp cá biệt hơn là các SV bản địa thường chia sẻ danh sách những lớp học có đông SV nước ngoài để không đăng ký tham gia học.
Các chuyên gia xã hội học Hàn Quốc cho rằng, xu hướng này xuất phát từ văn hóa Hàn Quốc. Nước này vẫn có ý thức mạnh mẽ của niềm tự hào và một niềm tin bắt rễ sâu về sự ưu việt của dân tộc mình. Người nước ngoài sống tại Hàn Quốc ít nhiều chịu kỳ thị trong nhiều lĩnh vực xã hội, từ việc làm, giáo dục đến đời sống hàng ngày. Kết quả điều tra công bố trên Korea Times cho thấy, có đến 31% thanh niên Hàn Quốc không thích hàng xóm là người nước ngoài, trong khi cũng với câu hỏi tương tự, ở Mỹ tỷ lệ này 13,7%, Đức 21,5% và Thụy Điển là 3,5%.
Trong bối cảnh hiện nay, Hàn Quốc cần thu hút SV nước ngoài có năng lực nhằm bù đắp cho số SV trong nước có dấu hiệu giảm nhanh. Chính phủ Hàn Quốc cho biết, do tỷ lệ sinh cực thấp của nước này nên Hàn Quốc nhiều khả năng trở thành một xã hội già vào khoảng năm 2026. Bộ Giáo dục Hàn Quốc hy vọng, tới năm 2023 sẽ thu hút được khoảng 200.000 SV nước ngoài. Nhiều SV ngoại quốc rất muốn trau dồi kỹ năng tiếng Hàn để hòa nhập hơn với cộng đồng nhưng ý định này thường gặp thất bại do không phải trường đại học nào ở Hàn Quốc cũng có những khoa dạy tiếng Hàn chuyên nghiệp cho người nước ngoài. Các SV ngoại quốc thường chỉ học trong các lớp có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc kêu gọi SV bản địa tình nguyện dạy kèm rèn khả năng giao tiếp cho các bạn học ngoại quốc cũng gặp không ít khó khăn do tâm lý e ngại và kỳ thị.
Theo Korea Times, một trong những biện pháp giải quyết vấn đề hiện nay là nâng cao chuẩn quốc tế cho các trường đại học Hàn Quốc và tuyên truyền ý thức hòa nhập với các SV bản địa. Đa văn hóa hiện là một hiện tượng không thể tránh khỏi ở Hàn Quốc. Ý tưởng về một quốc gia với một thành phần chủng tộc duy nhất không còn phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới. Ông Kim Sang-ho, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Giáo dục Hàn Quốc cho rằng, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cần chú trọng hơn đến chất lượng giảng dạy cho SV nước ngoài thay vì đánh giá tỷ lệ SV ngoại quốc đến học tập, đó mới chính là giải pháp tốt nhất.
Thanh Hằng; Thứ tư, 16/3/2016, 09:24 (GMT+7)
- Lý do chỉ 65 trên 958 giải Nobel được trao cho phụ nữ
- Chưa từng có trong lịch sử, Pháp trở thành nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới sửa Hiến pháp vì chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3
- Tác giả đoạt giải văn chương Nhật Bản sử dụng AI trong tiểu thuyết, độc giả tranh cãi
- Nhật Bản đóng cửa hơn 8.500 trường học vì dân số già
- Vì sao phụ nữ hiện đại ngày càng ngại kết hôn?
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12/2024 đến 28/01/2025
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/12 đến 18/12/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024