Hội thảo khoa học: Thực trạng vai trò và vị thế nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững
Cuộc Hội thảo diễn ra vào sáng ngày 16/3/2016, tại trụ sở Hội LH Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh do Hội Nữ trí thức Việt Nam phối hợp cùng Hội Nữ trí thức TP. HCM tổ chức.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS-TS. Phan Thị Tươi, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam cho biết: Với sự hỗ trợ của Hội LH Phụ nữ Việt Nam, sự quyết tâm, nỗ lực của Hội Nữ trí thức VN; Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước: “Vai trò, vị thế nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững”. Hội thảo hôm nay chính là một trong những hoạt động của Đề tài (trước đó, tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo: “Nhận thức về nữ trí thức Việt Nam”, và sắp tới sẽ có cuộc Hội thảo: “Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò, vị thế nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững” tổ chức tại miền Trung).
Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS-TS. Đỗ Thị Thạch, Chủ nhiệm Đề tài khẳng định: Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vai trò, vị thế của nữ trí thức Việt Nam. Do vậy, luận cứ lý thuyết cũng như thực tiễn tham mưu cho công tác hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nữ trí thức chưa thực sự khoa học, chưa đi vào cuộc sống, chưa phát huy tốt năng lực của nữ trí thức,...Do phần lớn chính sách của Nhà nước vẫn ở dạng “trung tính” (dành cho trí thức hoặc dành cho phụ nữ nói chung) chưa có nhiều chính sách phản ánh tính đặc thù cho đội ngũ nữ trí thức với tư cách họ vừa là người trí thức, vừa là người phụ nữ. Hoặc một dạng chính sách khác của Nhà nước có tính chất “ưu tiên”, nhưng thực chất là phân biệt đối xử dẫn tới cản trở nữ trí thức trong phát triển, đóng góp và hưởng thụ theo hướng bình đẳng. Mục tiêu tổng quát của Đề tài là làm rõ thực trạng, vai trò, vị thế của nữ trí thức VN trong phát triển bền vững. Từ đó đề xuất chính sách, kiến nghị giải pháp phát huy năng lực của nữ trí thức đóng góp cho phát triển bền vững.
Hội thảo đã tiếp nhận 12 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, hội viên Hội Nữ trí thức TP. HCM với các chủ đề:
- Lịch sử hình thành, phát triển của đội ngũ nữ trí thức VN – PGS-TS. Đỗ Thị Thạch, Chủ nhiệm Đề tài.
- Nữ trí thức và phát triển bền vững – Ths. Lê Thị Hạnh, GV Trường Đại học Hoa Sen (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Vị thế, vai trò nữ trí thức TP.HCM trong phát triển bền vững; Vai trò của Thành ủy trong phát huy vai trò nữ trí thức TP – Ths. Nguyễn Thị Khánh Tâm, Phó Chủ tịch TT Hội Nữ trí thức TP. HCM (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Phát huy vai trò của nữ trí thức trẻ VN trong phát triển bền vững - thực trạng và giải pháp – PGS-TS. Trần Thị Anh Đào, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Phụ nữ làm quản lý nhà nước, chủ cơ sở kinh doanh và chuyên môn (từ một khảo sát 2015 ở vùng kinh tế trọng điểm phái Nam) – GS-TS. Bùi Thế Cường và Phạm Thị Dung, Viện Hàn lâm KHXH Vùng Nam bộ.
- Sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ, nữ trí thức – Từ sự phân tích các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước – TS.Đặng Ánh Tuyết, Thư ký Đề tài KH.
- Vai trò, vị trí của nữ trí thức đối với sự phát triển bền vững tham gia thị trường lao động từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị - CN. Trần thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Bình đẳng giới, Sở LĐTBXH TP. HCM (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Mô hình gia đình xuyên quốc gia của phụ nữ trí thức TP.HCM trong thời kỳ kinh tế thị trường – TS. Trần Phi Phượng, GV Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Điểm mạnh đối với phát huy vai trò của nữ trí thức VN trong phát triển bền vững - TS. Bùi Thị Ngọc Trang, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Học viện Cán bộ TP. HCM (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Quy định của pháp luật VN về bình đẳng giới và phát huy vai trò của nữ trí thức - Thực trạng và kiến nghị - TS. Trần Thị Rồi, Phó trưởng Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Luật TP.HCM (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Kiến nghị về chính sách tuổi hưu của nữ trí thức – TS. Thái Thị Ngọc Dư, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội Trường Đại học Hoa Sen (hội viên Hội NTT TP.HCM).
- Trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp trong phát huy vai trò nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững - PGS-TS. Phan Thanh Khôi, thành viên tham gia chính Đề tài.
Tất cả các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết của cuộc Hội thảo, đồng tình kiến nghị tuổi nghỉ hưu của nữ trí thức phải ngang bằng nam giới. Đây là rào cản "nghẽn cổ chai" cần tháo gỡ để giải quyết các vướng mắc khác trong các chính sách đối với lao động nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng, từ đó sẽ phát huy tối đa vai trò nữ trí thức đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy vấn đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho xã hội, đặc biệt là cho nam giới, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cấp, và nhất là các cơ quan tham mưu, cơ quan lập pháp là hết sức cần thiết. Nhiều ý kiến cũng kiến nghị nên có thêm đề tài nhánh tại TP. HCM (là địa phương có đông nữ trí thức nhất so với cả nước) đi sâu nghiên cứu nữ trí thức trong một số lĩnh vực nhằm góp phần nâng cao tính khoa học của Đề tài: “Vai trò, vị thế nữ trí thức Việt Nam trong phát triển bền vững”.
Bảo Khánh
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024