• Người thuê nhà không trả tiền thuê, không trả nhà, phải làm sao?
    (Cập Nhật 29-05-2023 09:22)

      Cho thuê nhà có hợp đồng nhưng người thuê không trả tiền nhà, không trả nhà, vậy chủ nhà cần phải làm gì để bảo vệ mình?

  • Bỏ hộ khẩu giấy: Làm gì khi chưa có CCCD gắn chip?
    (Cập Nhật 10-01-2023 15:58)

    Theo quy định của Luật cư trú, từ ngày 1-1-2023 sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sẽ hết hiệu lực. Nói như đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội), có một số vấn đề phát sinh thực tiễn đặt ra. Người dân tại TP.HCM đi làm căn cước công dân phải có sổ hộ khẩu - Ảnh: TỰ TRUNG Trong đó, việc người dân chưa có căn cước công dân (CCCD) gắn chip đi làm thủ tục hành chính từ sau ngày 31-12-2022 như thế nào khi không còn dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú? Nếu có sai sót trong quá trình cập nhật thông tin ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì sẽ giải quyết như thế nào? Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng - cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) - cho biết Bộ Công an đã triển khai bảy phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế hộ khẩu giấy khi làm các thủ tục hành chính từ 1-1-2023. Thứ nhất là sử dụng thẻ CCCD gắn chip: Đây là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên CCCD. Thứ hai là sử dụng thiết bị đọc mã QR trên thẻ CCCD có gắn chip.  Thứ ba là sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ.  Thứ tư là tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Thứ năm là sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.  Thứ sáu là sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú.  Thứ bảy là sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. "Như vậy, người dân chỉ cần sử dụng một trong bảy phương thức trên để thay thế cho việc phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy từ ngày 1-1-2023", ông Hùng nêu rõ. Với những người dân chưa có CCCD gắn chip, cục trưởng C06 nói hiện nay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã liên thông tất cả thông tin của công dân ở chứng minh thư nhân dân 9 số, CCCD và CCCD gắn chip nên vẫn có thể sử dụng.  Tất cả công dân đã được cấp mã định danh cá nhân và Bộ Công an chỉ đạo thực hiện cấp thông báo số định danh, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Các thông tin trên thông báo số định danh cá nhân có đầy đủ thông tin về cư trú của công dân. Lực lượng công an đã làm được 76 triệu CCCD gắn chip, số chưa làm được rất ít. Rất mong người dân tiếp tục chia sẻ, ủng hộ để làm mới hoặc đổi sang CCCD gắn chip bởi việc này đem lại quyền lợi và sự thuận tiện cho chính mỗi người. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, thứ trưởng Bộ Công an, nêu rõ từ ngày 1-1-2023 không còn sử dụng sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy nữa nhưng không có nghĩa là người dân không có hộ khẩu mà chuyển từ hộ khẩu giấy sang môi trường điện tử và xác nhận trên môi trường điện tử.  Khi dữ liệu đồng bộ, dữ liệu kết nối đầy đủ thì người dân không cần phải xác nhận ở bên ngoài bằng giấy tờ hoặc các công cụ khác. THÀNH CHUNG ghi; TTO - 25/12/2022 10:17 GMT+7

  • Bị mất sổ đỏ, khai báo với cơ quan nào?
    (Cập Nhật 01-06-2022 17:02)

    Anh của ông Bùi Hữu Quý (Hà Nội) có căn hộ chung cư tại phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 1/2/2019. Tuy nhiên do bất cẩn trong lưu giữ mà anh của ông đã bị mất sổ đỏ. Ông Quý có tìm hiểu quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất thì được biết, trước tiên, người bị mất sổ phải đến khai báo với UBND xã/phường nơi có đất. Sau đó UBND xã/phường sẽ niêm yết thông báo công khai trại trụ sở. Sau 30 ngày, người sử dụng đất sẽ nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ bị mất. Tuy nhiên, khi anh của ông Quý ra UBND phường Thành Công khai báo thì UBND phường lại yêu cầu sang công an xác minh về việc mất sổ đỏ. Khi anh của ông sang công an phường Thành Công xin xác minh thì phía công an lại từ chối vì cho rằng công an không có thẩm quyền xác minh vấn đề này. Ông Quý hỏi, việc UBND phường Thành Công yêu cầu anh của ông phải sang công an phường xin xác nhận như vậy có đúng quy định của pháp luật đất đai hay không? Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Bùi Hữu Quý như sau: Việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất được quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai (tình trạng còn hiệu lực), như sau: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. Tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số  24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tình trạng con hiệu lực) quy định, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; - Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 3 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT viện dẫn nêu trên, khi hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất, thì phải có đơn (văn bản) khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho hộ gia đình và cá nhân về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày, để hộ gia đình và cá nhân nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Pháp luật về đất đai không có quy định Công an phường có thẩm quyền xác minh Đơn khai báo mất Giấy chứng nhận trong thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho công dân trên địa bàn. Nếu thông tin phản ánh của ông Bùi Hữu Quý là đúng với sự thật, thì việc UBND phường từ chối không tiếp nhận Đơn khai báo, từ chối niêm yết thông báo việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn là trái với quy định, gây khó khăn cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. Luật sư Trần Văn Toàn, VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội Chinhphu.vn - 06/5/2021  10:02 Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

  • Thói quen uống cà phê đúng cách mang lại những lợi ích gì?
    (Cập Nhật 14-05-2022 12:26)

    Cà phê là loại thức uống được nhiều người trên thế giới ưa chuộng và lựa chọn như một thói quen bắt đầu một ngày mới. Không những thế, loại thức uống này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Ai cần tiêm vắc xin COVID - 19 mũi 4?
    (Cập Nhật 17-04-2022 11:07)

    Trong 2 văn bản gần đây, Bộ Y tế đã giao các địa phương chủ động triển khai tiêm mũi nhắc lại (mũi 4) cho người đã đến lịch tiêm.

  • Làm cách nào để phân biệt giữa mắc COVID-19, cảm lạnh, dị ứng và cảm cúm?
    (Cập Nhật 14-10-2021 09:28)

    Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh COVID-19, cần phải liên hệ ngay với đường dây nóng của Bộ Y tế (1900.9095) hoặc trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn cụ thể. Nhưng COVID-19, bệnh cảm lạnh thông thường, dị ứng theo mùa và cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng tương tự nhau. Vì vậy, làm thế nào để phân biệt liệu mình có mắc COVID-19 hay không? Hiểu sự khác biệt về các triệu chứng mà những căn bệnh này gây ra, cũng như cách chúng được lây lan để có thể điều trị và có thể ngăn ngừa kịp thời. COVID-19 là gì? Tại sao chúng lây lan mạnh và làm thế nào để điều trị? COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do nhiễm virus SARS-CoV-2. Bệnh thường lây lan giữa những người tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét). Virus lây lan qua các giọt bắn khi một người thở, ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc hát. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của ai đó gần đó hoặc được hít vào. Virus cũng có thể lây lan nếu một người chạm vào bề mặt hoặc vật thể có virus và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ, mặc dù đây không được coi là đường lây lan chính. Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là sốt, ho và mệt mỏi. Nhưng có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác cũng có thể xảy ra. Hiện tại, chỉ có một loại thuốc kháng virus, được gọi là remdesivir, được chấp thuận để điều trị COVID-19. Một số loại thuốc có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine ngừa COVID-19. Sự khác biệt giữa COVID-19 và cảm lạnh thông thường là gì? Cả COVID-19 và cảm lạnh thông thường đều do virus gây ra. COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra, trong khi cảm lạnh thông thường thường do rhinovirus gây ra. Những virus này lây lan theo những cách tương tự nhau và gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, có một vài điểm khác biệt. Trong khi các triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2, các triệu chứng của cảm lạnh thông thường thường xuất hiện từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Không có thuốc chữa cảm lạnh thông thường. Điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau và thuốc trị cảm lạnh không kê đơn, chẳng hạn như thuốc thông mũi. Không giống như COVID-19, cảm lạnh thường vô hại. Hầu hết mọi người đều hồi phục sau cảm lạnh thông thường trong vòng 3 đến 10 ngày. Sự khác biệt giữa COVID-19 và dị ứng theo mùa là gì? Không giống như COVID-19, dị ứng theo mùa không do virus gây ra. Dị ứng theo mùa là phản ứng của hệ thống miễn dịch được kích hoạt do tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa hoặc cỏ theo mùa. COVID-19 và dị ứng theo mùa gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, có một số khác biệt. Ngoài ra, mặc dù COVID-19 có thể gây khó thở hoặc thở gấp, nhưng dị ứng theo mùa thường không gây ra các triệu chứng này trừ khi bạn bị bệnh hô hấp như hen suyễn từ trước. Điều trị dị ứng theo mùa có thể bao gồm thuốc kháng histamine không kê đơn hoặc kê đơn, thuốc xịt steroid và thuốc thông mũi, và tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng nếu có thể. Dị ứng theo mùa có thể kéo dài vài tuần. Sự khác biệt giữa COVID-19 và bệnh cúm là gì? COVID-19 và bệnh cúm đều là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra. COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, trong khi bệnh cúm do virus cúm A và B. Những virus này lây lan theo những cách tương tự. COVID-19 và bệnh cúm gây ra các triệu chứng tương tự. Các bệnh này cũng có thể không gây ra triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Vì có nhiều điểm tương đồng, khó có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh nào nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Xét nghiệm có thể được thực hiện để xem liệu bạn có bị nhiễm COVID-19 hay bệnh cúm hay không. Bạn cũng có thể mắc cả hai bệnh cùng một lúc. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số khác biệt. Các triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2. Các triệu chứng cúm thường xuất hiện khoảng 1 đến 4 ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm. COVID-19 có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người so với bệnh cúm. Ngoài ra, COVID-19 có thể gây ra các biến chứng khác với bệnh cúm, chẳng hạn như cục máu đông và hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em. Mặc dù chỉ có một phương pháp điều trị kháng virus COVID-19, nhưng có một số loại thuốc kháng virus có thể được sử dụng để điều trị bệnh cúm. Ngoài ra, bạn có thể tiêm phòng cúm hàng năm để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Thuốc chủng ngừa cúm cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Vaccine có thể được tiêm dưới dạng tiêm hoặc xịt mũi. Làm thế nào bạn có thể tránh bị COVID-19, cảm lạnh và cúm? Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm virus gây ra COVID-19, cảm lạnh và cúm bằng cách tuân theo một số biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn. Nghiên cứu cho thấy rằng thực hiện theo các biện pháp này, chẳng hạn như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, có thể giúp rút ngắn thời gian của mùa cúm và giảm bớt số người bị ảnh hưởng trong mùa cúm 2019-2020. Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn để giảm nguy cơ mắc COVID-19, cảm lạnh và cúm bao gồm: - Tránh tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với bất kỳ ai bên ngoài hộ gia đình của bạn - Đeo khẩu trang bằng vải khi ở nơi công cộng, chẳng hạn như cửa hàng tạp hóa, nơi bạn khó tránh tiếp xúc gần với người khác - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn có chứa ít nhất 60% cồn - Tránh không gian đông đúc trong nhà - Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi - Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn - Làm sạch và khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử và quầy hàng ngày Ngoài ra, hãy tiêm phòng cúm hàng năm và khi có thể, hãy tiêm phòng COVID-19. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa dị ứng? Cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng theo mùa là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng mà bạn đã biết. Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, hãy ở trong nhà, đóng cửa sổ và cửa ra vào khi lượng phấn hoa nhiều. Ngoài ra, đeo khẩu trang cũng là một cách tốt để ngăn bạn hít phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa… Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19, hãy thông báo ngay với cơ sở y tế gần nhất hoặc đường dây nóng của Bộ Y tế (1900.9095). Hãy nhớ rằng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội có thể giúp bạn khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị bệnh với COVID-19, bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nguồn: Hệ thống phòng khám đa khoa  AMV GENTICAL  căn cứ theo Mayoclinic

Phần mềm giao nhận logistic