Đề tài nghiên cứu khoa học
Thực trạng năng lực chuyên môn và quản lý của nữ trí thức trong độ tuổi từ 56 đến 60 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thời gian thực hiện: 18 tháng , từ tháng 08/2014 – hết tháng 6/ 2016
2. Chủ nhiệm Đề tài:
Họ và tên: THÁI THỊ NGỌC DƯ
Năm sinh: 1946 Giới tính: Nữ
Học vị: tiến sĩ Chuyên ngành: Địa lý nhân văn Năm đạt học vị: 1971
Chức danh khoa học: Giảng viên chính
Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới và xã hội
Tên cơ quan đang công tác: Trường Đại học Hoa Sen
Điện thoại cơ quan: 19001278 – ext. 280; Fax: 39257851
Địa chỉ nhà riêng: 2A-15-3 Chung cư Phú Mỹ, đường Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM
Điện thoại nhà riêng: 62639134; ĐTDĐ: 0918230714
Email: du.thaithingoc@hoasen.edu.vn
3. Cơ quan chủ trì Đề tài
- Trường Đại học Hoa Sen (do nhóm hội viên Hội Nữ trí thức TP thuộc Chi Hội NTT Đại học Hoa Sen thực hiện).
- Điện thoại: 1900 1278 – ext: 11 280
- Email: du.thaithingoc@hoasen.edu.vn
- Website: http://gas.hoasen.edu.vn
- Địa chỉ: 8, Nguyễn Văn Tráng, P. Bến Thành, Quận 1, TPHCM
- Số tài khoản: 3713.0.907.1783 tại Kho bạc nhà nước quận 1 (mã kho bạc quận 1 là 0133).
- Mã quan hệ ngân sách: 9071783
II. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài bao gồm các từ khóa chỉ đối tượng nghiên cứu là nữ trí thức ở độ tuổi 56 – 60 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh, nội dung nghiên cứu là năng lực chuyên môn và quản lý của đối tượng này. Nữ trí thức được hiểu là những phụ nữ tốt nghiệp đại học trở lên, đã hoặc đang làm việc trong các lĨnh vực giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, kinh doanh và hành chánh chính trị. Do đó, nguồn tư liệu mà Đề tài quan tâm là những công trình, bài báo về xã hội học, tâm lý học, sức khỏe của những phụ nữ làm công tác lãnh đạo và hoạt động trong lãnh vực trí thức.
2. Hiện trạng các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài.
Về tiếng Việt, Đề tài đã chủ yếu tiếp cận với các bài báo của các tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, tạp chí Xã hội học, tạp chí Lao động xã hội. Các bài báo đã trình bày hiện trạng của phụ nữ tham gia chính trị qua vai trò đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân (Phạm Thu Hiền, 2011; Vương Thị Hanh, 2007), hiện trạng phụ nữ trong quản lý các lãnh vực chính trị, khoa học, giáo dục (Trần Thị Vân Anh, 2010), vai trò của nữ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước (Nguyễn Đình Tấn, 2007).
Các bài nghiên cứu cũng khẳng định nữ có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện tốt, thậm chí còn trội hơn nam (Võ Thị Mai, 2006). Nữ cũng có ưu thế nổi bật về khả năng lắng nghe, chu đáo, chính trực trong lãnh đạo.
Bên cạnh những khía cạnh tích cực đã hỗ trợ sự thăng tiến của nữ như chính sách bình đẳng giới trong học tập, trong tuyển dụng, môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi của thời kỳ đổi mới, hầu hết các bài nghiên cứu đã nêu ra những rào cản, trở ngại cho nữ trí thức khi tham gia quản lý. Các tác giả đã nhận diện những rào cản ở các mức độ và phạm vi sau:
Trước tiên, về mặt nhận thức, nữ quản lý thường vấp phải những định kiến của xã hội và của nam giới về sự yếu kém của năng lực quản lý của phụ nữ so với nam giới. Biểu hiện của định kiến giới đối với nữ lãnh đạo là ít thiện chí với tiềm năng lãnh đạo của nữ và đánh giá khả năng lãnh đạo của nữ là thấp hơn nam giới (Nguyễn Thị Thu Hà, 2008). Tác giả Trần Thị Vân Anh cho rằng những trở ngại và định kiến đối với sự phấn đấu của nữ giới diễn ra ở ba cấp độ: nơi làm việc, qui định chính sách, gia đình (Trần Thị Vân Anh, 2010). Những định kiến này càng rõ nét đối với sự tham gia lãnh đạo chính trị của nữ giới. Đa số cử tri ít bầu cho nữ vì cho rằng trình độ của nữ ứng viên không bằng nam ứng viên. Về nhận thức, các tác giả có nêu tư tưởng an phận của nữ giới, do đó không chuẩn bị các điều kiện nên không sẵn sàng khi cần bố trí lãnh đạo. Tuy nhiên rất khó khắc phục định kiến này (Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh, 2010).
Rào cản về sự mong đợi của xã hội về vai trò truyền thống của phụ nữ đặt ra vấn đề cân bằng hai vai trò gia đình và công việc đối với nữ lãnh đạo. Tác giả Võ Thị Mai (2011) đã cho rằng hài hòa hai yếu tố hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp đối với phụ nữ là hầu như nan giải. Do đó, có bài báo cũng nhận định rằng nữ thường ưu tiên chọn gia đình (Nguyễn Thị Thúy, 2009). Một khảo sát nữ quản lý trong đại học đã nêu: “Có 45% số cán bộ quản lý nữ được khảo sát cho rằng họ đã từng từ chối cơ hội thăng tiến” (Trần thị Bạch Mai, 2007).
Rào cản về qui định, chính sách đã được phân tích.Tuổi hưu của phụ nữ sớm hơn nam 5 tuổi đã tác động dây chuyền đến những qui định về đề bạt, về tuổi học tập của phụ nữ, và điều này đã ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ (Trần Thị Vân Anh, 2010, Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh, 2010). Một hệ quả là thiếu nguồn lực lượng nữ trí thức để đề bạt. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, đa số ý kiến nghiêng về tăng tuổi hưu của phụ nữ lên 60 tuổi, ngang bằng với nam giới. Các tác giả cho rằng cam kết những người có trách nhiệm trong việc qui hoạch cán bộ nữ, tạo nguồn bằng các tạo cơ hội đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nữ lãnh đạo tiềm năng là rất cần thiết.
Rào cản từ gia đình, từ người chồng là một thực tế cần quan tâm.
Về giải pháp, các tác giả đã đề cập đến những giải pháp nhằm hỗ trợ nữ trí thức tham gia quản lý như nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cả nam lẫn nữ giới, phát triển các dịch vụ hỗ trợ công việc gia đình, khuyến khích nam giới chia sẻ việc nhà. Cần điều chỉnh các qui định, chính sách liên quan đến chênh lệch độ tuổi gây bất lợi cho nữ giới, cần qui định tuổi như nhau giữa nam và nữ về việc học tập, đề bạt. Xóa bỏ định kiến là một công việc cần làm và đòi hỏi sự kiên trì.
Về sức khỏe phụ nữ trong độ tuổi 50 – 60, chỉ có vài bàI báo nói về nhận thức về sức khỏe của phụ nữ ở tuổi mãn kinh và nhu cầu được chăm sóc chưa được đáp ứng đầy đủ (Kim Văn Chiến và Đào Thu Huyền, 2009; Nguyễn Thị Kim Hoa và Phạm Thị Tú Anh, 2009).
III. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Vân Anh (2010), Những trở ngại đối với sự phấn đấu của nữ lãnh đạo, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, trang 12 – 25.
2. Trần Thị Vân Anh (2008), Giới và lao động việc làm, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5, trang 55 – 69.
3. Kim Văn Chiến, Đào Thị Thu Huyền (2009), Sức khỏe sinh sản phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, trang 66 – 74.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo và quản lý, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, sổ 2, trang 68 – 79.
5. Vương Thị Hanh (2007), Phụ nữ việt Nam và việc tham gia chính trị, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, trang 16 – 24.
6. Phạm Thu Hiền (2011), Những rào cản đối với phụ nữ khi tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, sổ 3, trang 3 – 13.
7. Nguyễn Thị Kim Hoa, Phạm Thị Tú Anh (2009), NHận thức và nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của PN tuổi mãn kinh hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số 3, trang 46 – 54.
8. Nguyễn Thị Kim Hoa, Đặng Thị Ánh Nguyệt (2011), Quan niệm về vai trò của nữ giới trong cộng đồng khoa học ở Việt Nam: Những định kiến chưa được nhìn nhận, Tạp chí Xã hội học, số 3, trang 73 – 82.
9. Nguyễn Thị Khoa (1997), Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu của nữ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 1, trang 71 – 75
10. Đỗ Thiên Kính (2010), Bất bình đẳng giới về giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số 1, trang 49 – 56.
11. Vũ Mạnh Lợi (2011), Phụ nữ làm lãnh đạo trong khu vực công ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, trang 26 – 39.
12. Trần Thị Bạch Mai (2007), Cán bộ nữ và công tác quản lý nhà trường đại học Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, trang 25 -36.
13. Võ Thị Mai (2000), Mấy nhận xét về đội ngữ nữ quản lý giáo dục ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Xã hội học, số 2, trang 64 – 66.
14. Võ Thị Mai (2006), Bất bình đẳng giới trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị của cán bộ nữ, Tạp chí Xã hội học, số 4, trang 66 – 72.
15. Võ Thị Mai (2011), Mối quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và công danh sự nghiệp đối với cán bộ nữ, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, trang 35 – 42.
16. Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2010), Phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam: Một số yếu tố tác động và các giải pháp, Tạp chí Xã hội học, số 4, trang 3 – 13.
17. Đỗ Nguyên Phương (2000), Tình trạng sức khỏe hiện nay của người cao tuổi tại Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, trang 18 – 23.
18. Nguyễn Thị Phương (2009), Một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, trang 38 – 47.
19. Nguyển Đình Tấn.(2007). Vai trò của nữ trí thức trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, trang 5 – 11.
20. Lê Thị Thục (2012), Bình đẳng giới trong lãnh đạo chính trị ở Việt Nam - Nhìn từ góc độ cấu trúc, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3, trang 27 – 41.
21. Nguyễn Thị Thúy (2009), Tác động của mạng lưới xã hội đến sự phát triển nghề nghiệp của phụ nữ, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1, trang 14 – 24.
22. Nguyễn Thị Tuyết (2007), Nữ giảng viên đại học với hoạt động nghiên cứu khoa học, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4, trang 48 – 69.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
Những công trình đã công bố mà nhóm nghiên cứu đã tham khảo có ưu điểm là đã phân tích một cách khách quan khoa học năng lực quản lý và lãnh đạo của nữ trí thức Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Các công trình đã nêu ra nhiều số liệu thống kê cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của nữ trí thức trong môi trường đại học và khoa học kỹ thuật. Phụ nữ tham gia lãnh đạo chính trị là một chủ đề được nhiều nghiên cứu phân tích sâu. Một ưu điểm nổi bật là các công trình nghiên cứu đã nhận diện và phân tích sâu những rào cản cho sự thăng tiến của phụ nữ. Ảnh hưởng của vai trò giới truyền thống và những định kiến giới vẫn còn dai dẳng đối với cấp lãnh đạo và cả đối với bản thân phụ nữ.
Nhìn chung, các công trình đã phác họa được bức tranh chung của phụ nữ Việt Nam và vấn đề quản lý, lãnh đạo.
Tuy nhiên, các công trình mà nhóm đã tiếp cận được chưa khảo sát sâu những năng lực chuyên môn và lãnh đạo của nữ trí thức. Thiếu vắng những nghiên cứu đặc thù của các địa phương, chẳng hạn phụ nữ Tp.Hồ Chí Minh có nét gì riêng về thăng tiến và lãnh đạo không, hay cũng chịu những rào cản như đã nêu trong các công trình, con đường tham gia lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp, khoa học của họ có những đặc điểm gì..., nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy trong các công trình đã được công bố.
V. LÝ DO CẦN PHẢI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính khoa học của Đề tài
Trong đà phát triển nhanh của TP. HCM, một vấn đề mà các cơ sở kinh tế xã hội đang đối mặt là thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm quản lý. Lịch sử phát triển của các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò mấu chốt trong công cuộc phát triển đất nước, khai thác và quản lý tài nguyên tự nhiên và con người, phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và văn hóa, giáo dục. Singapore, một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, đã trở thành một nền kinh tế hùng mạnh chính là nhờ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi qui tụ một lực lượng lao động nữ đáng kể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Thực chất của lực lượng này cần được khảo sát và đánh giá một cách khoa học để toàn dụng được họ và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ của các cơ quan nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
Đề tài này đặc biệt chú trọng đến lực lượng nữ trí thức ở độ tuổi từ 56 đến 60 tuổi tại TPHCM. Có một số nghiên cứu về nữ trí thức nói chung, nhưng chưa chú ý đến từng độ tuổi. Mỗi độ tuổi có những đặc điểm về năng lực, trình độ riêng. Lớp tuổi phụ nữ từ 56 đến 60 tuổi bao gồm những người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, có bề dày kiến thức, sức khỏe còn tốt, và còn có thể huy động vào lực lượng lao động được vì hiện nay tỷ lệ sử dụng lao động nữ trong độ tuổi này thấp hơn các lứa tuổi trẻ hơn, do hạn chế về tuổi hưu. Mức sống của toàn dân và đặc biệt là của TP. HCM đã được nâng cao từ nhiều thập kỷ qua, phụ nữ trung lưu và trí thức đã có điều kiện chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt, do đó sức khỏe của phụ nữ đã được cải thiện rất nhiều. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam đã tăng từ 70,1 tuổi năm 1999 đến 76,8 tuổi năm 2010. Nhiều phụ nữ đã kinh qua những vị trí quản lý, lãnh đạo từ trung đến cao cấp nên đã rèn luyện được nhiều năng lực cần thiết cho các hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy, phụ nữ trí thức ở độ tuổi 56 đến 60 tuổi là một nguồn nhân lực có trình độ cao, là một đối tượng cần được tìm hiểu và nghiên cứu để phát huy những thế mạnh của họ nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển của TP. HCM.
Bình đẳng giới là một chiến lược phát triển mà Đảng và Nhà nước rất chú trọng nhằm bảo đảm một tương lai phát triển công bằng và bền vững. Một trong những phương thức thực hiện bình đẳng giới là nâng cao và phát huy năng lực của phụ nữ, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Đề tài này sẽ phân tích năng lực và khả năng tham gia của nhóm phụ nữ trong độ tuổi 56 đến 60 vào chiến lược tăng cường bình đẳng giới.
Tính mới của Đề tài
Như đã nêu ở phần tổng quan tài liệu, chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng năng lực và tình hình tham gia lao động của đối tượng phụ nữ trí thức ở độ tuổi 56-60, trong lúc trong thực tế họ đang là một lực lượng lao động năng động và hiệu quả. Ngoài việc mất nhiều thời gian cho việc sinh sản và chăm sóc con khiến phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phấn đấu khi còn trẻ, họ lại phải chịu thêm một rào cản là nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 55.
Đề tài mong muốn tìm những luận cứ khoa học cũng như những trải nghiệm thực tế chứng minh rằng phụ nữ ở độ tuổi trên vẫn còn đủ sức khỏe thể lực và tinh thần, năng lực làm việc chưa giảm sút, kinh nghiệm được tích lũy dồi dào đồng thời có điều kiện làm việc, cống hiến cho xã hội thuận lợi hơn do gánh nặng gia đình đã nhẹ đi. Với tuổi thọ trung bình được kéo dài, sức khỏe của nam và nữ giới được cải thiện, nhóm phụ nữ có trình độ học vấn ở độ tuổi 56 – 60 tuổi là một phần của nguồn lao động có chất lượng mà nền kinh tế đang cần.
Về mong muốn của nữ trí thức ở độ tuổi này đối với công tác chuyên môn hay với vị trí quản lý, lãnh đạo, Đề tài muốn tìm hiểu và nhận diện những xu hướng khác nhau của họ nhằm cung cấp thông tin cho việc lập chính sách hay định tuổi hưu cho phù hợp với lao động nữ.
Dự báo khả năng ảnh hưởng của kết quả nghiên cứu về mặt khoa học, về công nghệ, về đào tạo, chính sách và phát triển kinh tế xã hội.
Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào các mặt:
Khoa học: cung cấp thêm thông tin và luận cứ khoa học về năng lực quản lý và lãnh đạo của nữ trí thức ở độ tuổi 56 – 60. Hiện nay, năng lực trí tuệ của thành phần này không được biết đến vì dưới tác động của tuổi về hưu, họ được xếp vào loại “người cao tuổi”, do đó họ chỉ được nghiên cứu nhiều về khía cạnh bệnh tật, nhu cầu được chăm sóc, hoặc nghỉ ngơi giải trí.
Bình đẳng giới: góp phần làm rõ hơn sự tương đồng về năng lực giữa nam và nữ giới, giúp cho các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới được hoạch định trên cơ sở khoa học.
Chính sách: là cơ sở cho chính sách bình đẳng giới về tuổi hưu, và từ đó sẽ giúp tháo gỡ những qui định về tuổi của những chính sách đào tạo và đề bạt không thuận lợi cho nữ giới.
Phát triển xã hội: thành phần nữ trí thức ở độ tuổi 56 – 60 sẽ có nhiều điều kiện tiếp tục tham gia lao động, quản lý, lãnh đạo, góp phần tạo ra những kết quả vật chất và tinh thần cho xã hội. Ngoài ra phụ nữ trẻ gia tăng động lực phấn đấu và mạnh dạn cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển xã hội khi viễn cảnh tương lai của họ đã được xác định tương đồng như nam giới.
Mục tiêu của Đề tài
- Mục tiêu tổng quát
Đánh giá những năng lực chuyên môn và quản lý của phụ nữ trí thức từ 56 đến 60 tuổi tại TP. HCM để cung cấp thông tin thiết thực và bổ ích cho những nhà lập chính sách.
- Mục tiêu cụ thể
b1- Khảo sát năng lực chuyên môn và quản lý của nữ trí thức ở độ tuổi 56-60.
b2- Khảo sát tình trạng sức khỏe thể chất, và tinh thần và tâm lý của nữ trí thức ở độ tuổi 56-60.
b3- Khảo sát mức độ tham gia xã hội của nữ trí thức ở độ tuổi 56 – 60.
b4- Đánh giá tiềm năng và hiệu quả hoạt động của nữ trí thức ở độ tuổi 56 – 60.
b5- Khảo sát mong muốn về vai trò xã hội của nữ trí thức ở độ tuổi 56 – 60.
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 4/7 đến 17/7/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 13/6 đến 3/7/2023
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 30/5 đến 12/6/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 16/5 đến 29/5/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 25/4 đến 15/5/2024