LÀM GÌ KHI BỊ ĐỘT QUỴ?

Hiện nay phần lớn người dân chưa có kiến thức sơ cứu ban đầu dẫn đến xử trí sai lầm, gây hậu quả nặng nề về sau cho bệnh nhân bị đột quỵ. Nhiều gia đình đưa bệnh nhân bị đột quỵ đến muộn giải thích hồn nhiên rằng nghe nói đột quỵ không được di chuyển nên để nằm yên một chỗ tại nhà và sử dụng những phương thức dân gian như cho sử dụng an cung ngưu hoàng, trích máu, nặn máu ở đầu ngón tay, dái tai, bấm huyệt, châm cứu mà không đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay, đến khi đưa bệnh nhân đến viện thì đa số đã muộn, quá cơ hội vàng để can thiệp.

Vậy chúng ta phải làm gì khi có người bị đột quỵ?

- Để bệnh nhân nằm nghiêng qua một bên nếu có nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở

- Không để bệnh nhân té ngã, chấn thương

- Không tự ý cho uống, nhỏ thuốc hạ áp hay bất kỳ một thuốc nào khác

- Không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại hay không

- Không cạo gió, cắt lể....

- Gọi xe đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện chữa trị.

 

CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

Kiểm soát & điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được

- Tăng huyết áp

- Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim

- Đái tháo đường

- Rối loạn chuyển hóa lipid máu

- Hẹp ĐMC có triệu chứng

Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của BS, chỉ ngưng khi có ý kiến của BS.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối.

Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress: cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân, chế độ ăn: tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.

Nguồn: Website BV ND115


Phần mềm giao nhận logistic