Vì sao sử dụng từ “độc giả” mà không là “đọc giả”?

“Độc giả” là một từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” mang ý nghĩa “đọc” hay “học” và “giả” mang ý nghĩa “người”. 

 

Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ “độc giả” có nghĩa là “người đọc”. Còn “đọc giả”, như một số người đã sử dụng cũng với nghĩa “người đọc” hay “bạn đọc”. Tuy nhiên, “đọc” là một từ thuần Việt và “giả” là một chữ Hán Việt.

Phân tích trên cho thấy từ “đọc giả” là một sự kết hợp không hợp lý.  Vì vậy, “độc giả” là từ đúng để chỉ “người đọc” hay “bạn đọc”, không phải “đọc giả”.

Cũng như: “quốc kỳ” chỉ “lá cờ của nước”, không phải nước kỳ; hay “phi cơ” chỉ “máy bay”, không phải bay cơ; hoặc “mỹ nữ” chỉ “người đẹp”, không phải đẹp nữ, v.v…


Phần mềm giao nhận logistic