• Xây dựng 3 trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia
    (Cập Nhật 05-10-2015 20:10)

    (Chinhphu.vn) - Theo Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng và phát triển 3 trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam có đủ năng lực tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học. 3 trung tâm công nghệ sinh học này có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; có đội ngũ nhân lực đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu công nghệ tạo các sản phẩm chất lượng cao cho sản xuất quy mô pilot (sản xuất thử nghiệm) và quy mô công nghiệp. Tùy vào quy mô, cơ cấu tổ chức, giai đoạn phát triển, mỗi trung tâm có trung bình từ 200 - 500 cán bộ khoa học công nghệ làm việc. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư nâng cấp Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để phát triển thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Bắc; đầu tư bổ sung cho Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển thành Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Nam; đầu tư ban đầu phát triển cơ sở hạ tầng cho Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung. Tiếp tục phát triển mạng lưới, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho 10 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trọng điểm cấp quốc gia để có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Mỗi phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia có từ 40 - 50 cán bộ có trình độ chuyên sâu về công nghệ sinh học. Tập trung đầu tư một số viện,  trung tâm công nghệ sinh học mạnh của Bộ, ngành Xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học (kể cả công lập và ngoài công lập) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, ngành trên cơ sở quy hoạch tổ chức khoa học và công nghệ công lập và phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực. Tập trung đầu tư một số viện, trung tâm công nghệ sinh học mạnh, có cơ sở vật chất hiện đại đạt trình độ khu vực và quốc tế, có nguồn nhân lực đủ trình độ để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể phát triển công nghệ sinh học của Bộ, ngành. Các viện, trung tâm này hợp tác, liên kết với các trung tâm cấp quốc gia trong việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra tại các trung tâm cấp quốc gia. Mỗi tổ chức này có khoảng 50 - 100 cán bộ có trình độ chuyên môn về công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trực thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành hoặc theo vùng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Quy mô của các phòng thí nghiệm có khoảng 20 - 30 cán bộ chuyên môn về công nghệ sinh học. Xây dựng mạng lưới các tổ chức nghiên cứu triển khai, các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học (kể cả công lập và ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu tiếp thu, ứng dụng và chuyển giao trên địa bàn kết quả nghiên cứu của các viện, trung tâm nghiên cứu cấp quốc gia, cấp bộ, ngành. Chí Kiên Cập nhật lúc 14:49, 29/9/2015

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ nữ
    (Cập Nhật 04-10-2015 20:22)

    (SGGP) - Ngày 3-10, Hội Nữ trí thức TPHCM kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Hội (10-10-2014 - 10-10-2015), đồng thời tổ chức cho các hội viên góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020. Các ý kiến tập trung đề xuất TP cần đề ra những giải pháp và chỉ tiêu cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ. Nếu TP không có được nguồn nhân lực nữ chất lượng cao về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, năng lực tổ chức quản lý, tâm huyết với công việc, thể lực tốt hay còn những định kiến về giới thì không thể có những đóng góp lớn lao của họ để góp phần vào sự phát triển. Muốn phát triển được nguồn nhân lực nữ chất lượng cao cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nữ chất lượng cao một cách hợp lý và thỏa đáng. Tạo nhiều điều kiện để cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học kỹ thuật đảm bảo sự tiến bộ, bình đẳng về mọi mặt và tương xứng với tiềm năng. Một vấn đề hết sức quan trọng là các cấp ủy Đảng cần quan tâm xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Cùng với việc xây dựng quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; việc đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm. Mặt khác xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, gắn với quy hoạch. Trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực nữ cho phát triển kinh tế tri thức; cần bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên. Một số đại biểu đề nghị cần có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội LHPN các cấp, đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên. Không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, năng động sáng tạo trong chỉ đạo các phong trào của hội. Một số ý kiến nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của phụ nữ trong bảo vệ, gìn giữ hạnh phúc, sự ổn định và phát triển của gia đình. Khi người vợ có trình độ, kiến thức, có vị trí trong xã hội thì họ luôn chia sẻ, chăm sóc chồng con chu đáo trong gia đình và đưa ra những lời khuyên bổ ích, thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Họ không chỉ là hậu phương mà còn là bệ phóng để các thành viên trong gia đình vươn lên khẳng định mình và đóng góp cho sự ổn định, phát triển của xã hội. Thái Phương Cập nhật ngày 04/10/2015, 07:24 (GMT+7)

  • TP. HCM: Lập đặc khu kinh tế trên đất hoang hóa 4 quận huyện
    (Cập Nhật 02-10-2015 10:32)

     (SGGP) Ngày 01-10, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM trình UBND TPHCM đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM. Theo đó, TPHCM dự kiến sẽ lập đặc khu kinh tế trải rộng trên 4 quận huyện gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh. Cụ thể, phần diện tích ở các quận huyện hình thành đặc khu kinh tế gồm diện tích 35,46km² của quận 7 (dân số 320.440 người); huyện Bình Chánh có 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với diện tích 48,49km² (dân số 124.561 người); huyện Nhà Bè với diện tích 100,56km² (dân số 162.795 người) và huyện Cần Giờ với diện tích 704,22km², trong đó có 352,87km² là rừng phòng hộ - chiếm khoảng 50% diện tích (dân số 77.474 người). Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận huyện nói trên có ý nghĩa tạo đòn bẩy phát triển cho chính khu vực này, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc thành lập đặc khu kinh tế sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn 4 quận huyện phía Nam thành phố như: Căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ),…   Đường Rừng Sác qua xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đề xuất và đặc biệt nhấn mạnh: “Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”. Việc xây dựng Đặc khu kinh tế TPHCM cũng là để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, gắn với liên kết vùng, liên kết quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố cũng dự báo một số rủi ro, khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng đặc khu kinh tế như khu vực hình thành đặc khu kinh tế là vùng trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè thấp, cao độ trung bình 0,4 - 1m, mương rạch chằng chịt và điều này sẽ là thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tuy cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi nhưng không thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông. Hiện tại, việc ra vào khu vực Hiệp Phước chỉ giới hạn với một cửa ngõ duy nhất là tuyến đường độc đạo Nguyễn Văn Tạo (tiếp nối trục đường Bắc - Nam của thành phố), logistics trên địa bàn thành phố còn sơ khai và chưa thực sự phát triển. Đặc biệt mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian thực hiện lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của một đặc khu kinh tế. Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, lộ trình thực hiện đề án thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM giai đoạn đầu (2014 - 2015): xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thành ủy và HĐND TPHCM, xin chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu và xây dựng đề án; giai đoạn 1 (2016 - 2018): xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố, cơ sở định hình đặc khu kinh tế; khảo sát, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình thành khung thể chế, xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; giai đoạn 2 (2018 - 2025): hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, xây dựng các bộ quy chế, quy định, xây dựng các cam kết cho đặc khu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kết nối hạ tầng, liên kết vùng về không gian và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 3 (2025 - 2035): đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế. Vân Anh; cập nhật  ngày 02/10/2015 (SGGP).- Ngày 1-10, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM trình UBND TPHCM đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM. Theo đó, TPHCM dự kiến sẽ lập đặc khu kinh tế trải rộng trên 4 quận huyện gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh. Cụ thể, phần diện tích ở các quận huyện hình thành đặc khu kinh tế gồm diện tích 35,46km² của quận 7 (dân số 320.440 người); huyện Bình Chánh có 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với diện tích 48,49km² (dân số 124.561 người); huyện Nhà Bè với diện tích 100,56km² (dân số 162.795 người) và huyện Cần Giờ với diện tích 704,22km², trong đó có 352,87km² là rừng phòng hộ - chiếm khoảng 50% diện tích (dân số 77.474 người). Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận huyện nói trên có ý nghĩa tạo đòn bẩy phát triển cho chính khu vực này, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc thành lập đặc khu kinh tế sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn 4 quận huyện phía Nam thành phố như: Căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)… Đường Rừng Sác qua xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đề xuất và đặc biệt nhấn mạnh: “Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”. Việc xây dựng Đặc khu kinh tế TPHCM cũng là để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, gắn với liên kết vùng, liên kết quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố cũng dự báo một số rủi ro, khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng đặc khu kinh tế như khu vực hình thành đặc khu kinh tế là vùng trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè thấp, cao độ trung bình 0,4 - 1m, mương rạch chằng chịt và điều này sẽ là thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tuy cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi nhưng không thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông. Hiện tại, việc ra vào khu vực Hiệp Phước chỉ giới hạn với một cửa ngõ duy nhất là tuyến đường độc đạo Nguyễn Văn Tạo (tiếp nối trục đường Bắc - Nam của thành phố), logistics trên địa bàn thành phố còn sơ khai và chưa thực sự phát triển. Đặc biệt mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian thực hiện lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của một đặc khu kinh tế. Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, lộ trình thực hiện đề án thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM giai đoạn đầu (2014 - 2015): xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thành ủy và HĐND TPHCM, xin chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu và xây dựng đề án; giai đoạn 1 (2016 - 2018): xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố, cơ sở định hình đặc khu kinh tế; khảo sát, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình thành khung thể chế, xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; giai đoạn 2 (2018 - 2025): hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, xây dựng các bộ quy chế, quy định, xây dựng các cam kết cho đặc khu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kết nối hạ tầng, liên kết vùng về không gian và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 3 (2025 - 2035): đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế. VÂN  ANH - See more at: http://www.sggp.org.vn/quyhoachkientruc/2015/10/398005/#sthash.LyOcGw9m.dpuf (SGGP).- Ngày 1-10, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM trình UBND TPHCM đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM. Theo đó, TPHCM dự kiến sẽ lập đặc khu kinh tế trải rộng trên 4 quận huyện gồm quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh. Cụ thể, phần diện tích ở các quận huyện hình thành đặc khu kinh tế gồm diện tích 35,46km² của quận 7 (dân số 320.440 người); huyện Bình Chánh có 3 xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước với diện tích 48,49km² (dân số 124.561 người); huyện Nhà Bè với diện tích 100,56km² (dân số 162.795 người) và huyện Cần Giờ với diện tích 704,22km², trong đó có 352,87km² là rừng phòng hộ - chiếm khoảng 50% diện tích (dân số 77.474 người). Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, việc hình thành và phát triển đặc khu kinh tế tại 4 quận huyện nói trên có ý nghĩa tạo đòn bẩy phát triển cho chính khu vực này, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương, quỹ đất được sử dụng có mục đích rõ ràng, góp phần vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc thành lập đặc khu kinh tế sẽ góp phần đẩy mạnh du lịch, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc cấp quốc gia, cấp thành phố trên địa bàn 4 quận huyện phía Nam thành phố như: Căn cứ Rừng Sác (Cần Giờ), Giồng Cá Vồ (Cần Giờ)… Đường Rừng Sác qua xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Ảnh: CAO THĂNG Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Khu vực này có cảng biển Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước, đặc biệt phù hợp phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đề xuất và đặc biệt nhấn mạnh: “Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội để chuyển đổi một vùng đất nông nghiệp hiệu quả thấp thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững”. Việc xây dựng Đặc khu kinh tế TPHCM cũng là để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại, gỡ bỏ dần các rào cản từ tình trạng cát cứ trong quản lý ngành, gắn với liên kết vùng, liên kết quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố cũng dự báo một số rủi ro, khó khăn có thể sẽ gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng đặc khu kinh tế như khu vực hình thành đặc khu kinh tế là vùng trũng, thấp nên chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Vùng đất Hiệp Phước - Nhà Bè thấp, cao độ trung bình 0,4 - 1m, mương rạch chằng chịt và điều này sẽ là thách thức lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nền kinh tế chưa thật sự phục hồi, khó tìm được nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, tuy cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi nhưng không thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông. Hiện tại, việc ra vào khu vực Hiệp Phước chỉ giới hạn với một cửa ngõ duy nhất là tuyến đường độc đạo Nguyễn Văn Tạo (tiếp nối trục đường Bắc - Nam của thành phố), logistics trên địa bàn thành phố còn sơ khai và chưa thực sự phát triển. Đặc biệt mô hình đặc khu kinh tế sẽ mất thời gian rất lâu (ít nhất 10 năm) để phát huy tác dụng. Do đó sẽ rất bất lợi nếu trong quá trình xây dựng đặc khu kinh tế nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng. Thời gian thực hiện lâu cũng dẫn đến áp lực dư luận đòi hỏi chứng minh thành công của một đặc khu kinh tế. Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, lộ trình thực hiện đề án thành lập Đặc khu kinh tế TPHCM giai đoạn đầu (2014 - 2015): xây dựng đề cương, phê duyệt đề cương với sự chấp thuận của Thành ủy và HĐND TPHCM, xin chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu và xây dựng đề án; giai đoạn 1 (2016 - 2018): xây dựng đề án, khảo sát quy mô lớn và toàn diện các yếu tố, cơ sở định hình đặc khu kinh tế; khảo sát, tiếp xúc các nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình thành khung thể chế, xây dựng kế hoạch đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; giai đoạn 2 (2018 - 2025): hoàn thiện khung thể chế, định hình bộ máy quản lý, xây dựng các bộ quy chế, quy định, xây dựng các cam kết cho đặc khu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, kết nối hạ tầng, liên kết vùng về không gian và hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 3 (2025 - 2035): đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẳng định vị thế của đặc khu kinh tế. VÂN  ANH - See more at: http://www.sggp.org.vn/quyhoachkientruc/2015/10/398005/#sthash.LyOcGw9m.dpuf

  • Bước tiến lớn của phát triển bền vững
    (Cập Nhật 26-09-2015 07:32)

    NLĐO - Tổ chức nhân đạo Oxfam cho rằng không dễ chinh phục những mục tiêu phát triển bền vững mới về đói nghèo, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 23-9 đã lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững tại TP New York - Mỹ theo lời mời của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, đồng thời thăm chính thức Cộng hòa Cuba từ ngày 28 đến 30-9. Dự kiến, Chủ tịch nước sẽ tham dự lễ khai mạc, phát biểu tại phiên toàn thể và cùng lãnh đạo các nước thông qua văn kiện hội nghị, tạo khuôn khổ và định hướng chiến lược về phát triển bền vững từ nay đến năm 2030. Chủ tịch nước cũng sẽ tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về hoạt động giữ gìn hòa bình, sự kiện cấp cao về nông thôn mới; dự hội nghị lãnh đạo toàn cầu về bình đẳng giới; gặp Tổng Thư ký LHQ và tham dự các hoạt động bên lề. Thế giới vẫn còn 58 triệu trẻ không được đến trường Ảnh: OPENDEMOCRACY.NET   Hơn 170 nguyên thủ và thủ tướng các nước đã đăng ký tham gia Hội nghị Thượng đỉnh LHQ thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, diễn ra từ ngày 25 đến 27-9. Đây là hội nghị lớn nhất của LHQ kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh LHQ năm 2000 thông qua các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Theo hãng tin AP, Chương trình nghị sự 2030 đề ra 17 mục tiêu chung và 169 chỉ tiêu cụ thể, như: xóa đói nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao phúc lợi, bảo đảm giáo dục có chất lượng, đạt được bình đẳng về giới, khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả và dài hạn, khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên trái đất,… Những nội dung này là kết quả của quá trình thương lượng tích cực trong hơn 2 năm của các nước thành viên LHQ. “2015 là một năm quan trọng để chúc mừng thành tựu của những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đạt được trong 15 năm qua, đồng thời chào đón những mục tiêu toàn cầu mới từ nay đến năm 2030” - bà Vivien Maidaborn, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại New Zealand, nhấn mạnh. Bà Maidaborn cho rằng 2 thập kỷ qua đã ghi nhận nhiều thành tựu - như: tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hàng triệu trẻ em được đến trường nhưng “còn một chặng đường dài phải đi bởi thế giới vẫn chứng kiến 16.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày trong lúc 58 triệu trẻ em không được đến trường”. Tổ chức Nhân đạo Oxfam (Anh) cũng cảnh báo rằng các mục tiêu phát triển bền vững mới về đói nghèo, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu đều không dễ chinh phục. Theo Giám đốc điều hành Oxfam, bà Winnie Byanyima, chìa khóa thành công là thúc giục những người giàu nhất tiếp xúc trở lại với phần còn lại của xã hội. Bà Byanyima cho rằng đã đến lúc các quy định tài chính quốc gia và quốc tế phải được viết lại, trong đó có việc trấn áp hành vi trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, các chính phủ cần thực thi những biện pháp để bảo đảm những người giàu nhất đóng góp công bằng hơn so với phần còn lại của xã hội. Trước nay, Trung Quốc và Nhóm 77 nước đang phát triển (G77) lập luận rằng các nước giàu cần phải đóng góp nhiều nguồn lực tài chính hơn cho phát triển toàn cầu so với các nước nghèo. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có cho đến giờ vẫn chưa có nhiều nhượng bộ. Bất chấp trở ngại trên, Chương trình nghị sự 2030 vẫn được xem là một bước tiến lớn so với những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đề ra 15 năm trước. Nhà nghiên cứu Luke Holland của Trung tâm Quyền kinh tế và xã hội (Mỹ) nhận định phạm vi sâu rộng của chương trình mang đến một tầm nhìn thống nhất và toàn diện về một thế giới được kỳ vọng sẽ tốt hơn sau 15 năm nữa. Theo bà Maidaborn, sự chung tay của tất cả các nước là điều không thể thiếu nếu muốn hoàn thành những mục tiêu mới nêu trên. HUỆ BÌNH, cập nhật ngày 24/09/2015 23:20

  • Úc cấm cửa ca sĩ Chris Brown vì từng đánh dã man bạn gái
    (Cập Nhật 24-09-2015 21:35)

    (NLĐO) – Úc gặp nhiều áp lực và một quan chức cấp cao của nước này ngày 24-9 cho biết Chris Brown sẽ bị từ chối nhập cảnh với lý do ca sĩ này từng đánh dã man bạn gái Rihanna năm 2009. Xứ sở Kangaroo đang nỗ lực chống nạn bạo hành phụ nữ. Theo lịch trình trước đó, Chris Brow dự kiến biểu diễn tại 4 thành phố của Úc trong tháng 12 nhưng dưới áp lực từ công chúng, ca sĩ này khó có thể thực hiện buổi diễn nếu bị cấm nhập cảnh.   Bộ trưởng phụ trách các vấn đề bảo vệ Phụ nữ Michaelia Cash cho biết Chris Brown không được chào đón ở Úc bởi sai lầm trong quá khứ. “Mọi người cần hiểu rằng nếu là người bạo lực, từng bạo hành gia đình và sau đó muốn đi du lịch vòng quanh thế giới, bạn sẽ phải đón nhận sự thật rằng nhiều nước từ chối cho nhập cảnh. Họ sẽ nói: “Bạn không được vào nước chúng tôi bởi bạn không chào đón ở đây” - Michaelia Cash nói trong một sự kiện trước đó. Bà khẳng định sẽ khuyên Bộ trưởng Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc Peter Dutton thực hiện lệnh cấm cửa đối với ca sĩ này. Úc hiện đang đẩy mạnh chống nạn bạo hành khi có ít nhất 31 phụ nữ bị giết bởi người bạn đời của họ chỉ 15 tuần đầu năm 2015. Việc này làm dấy lên làn sóng phản đối và buộc chính phủ phải quan tâm hơn vấn đề này. Chris Brown bị chỉ trích dữ dội vì vụ đánh bạn gái Rihanna năm 2009. Thời điểm đó, anh bị kết án năm năm tù treo, 180 ngày lao động công ích và những tư vấn tâm lý về bạo lực gia đình. Vụ việc đã trôi qua, Rihanna cũng từng tái hợp lại với Chris Brown nhưng vết đen này không dễ xóa bỏ trong dư luận. Mỗi khi Chris Brown mắc lỗi, người ta đều nhắc lại chuyện cũ kèm theo những bình luận không dễ nghe. Không chỉ vậy, lỗi lầm quá khứ ảnh hưởng đến sự nghiệp Chris Brown khi anh thường xuyên gặp rắc rối nhập cảnh ở một số nước trong quá trình lưu diễn. Tháng 2, ca sĩ này bị từ chối nhập cảnh vào Canada cũng vì lý do trên. M.Khuê (Theo Reuters, ABC News) Cập nhật 24/9/2015  

  • Việt Nam tăng 19 bậc trên bảng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
    (Cập Nhật 23-09-2015 06:46)

    Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới kết hợp với Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2015.   BViệt Nam tăng 19 bậc và đứng thứ 52 về đổi mới sáng tạo toàn cầu​ (Ảnh: vietq.vn) Theo đó, Việt Nam đã tăng 19 bậc trên bảng xếp hạng, đứng thứ 52 trên tổng số 141 nền kinh tế (chiếm 95,1% dân số thế giới và 98,6% GDP toàn cầu). Trước đó, năm 2014, cũng tại bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 71. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong ​tốp 3, sau Singapore và Malaysia. Các nền kinh tế đứng đầu trong bảng xếp hạng năm 2015 là Thụy Sỹ, Anh, Thụy Điển, Hà Lan và Mỹ. Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định đây là kết quả bước đầu của những đổi mới tích cực trong cơ chế quản lý và hoạt động khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác trong thời gian qua, và cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng với cộng đồng khoa học nỗ lực hơn nữa để hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực cho sự nghiệp công nghiệp h​óa, hiện đại h​óa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.   Trung tâm tin tức HTV

  • 43 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói
    (Cập Nhật 21-09-2015 21:09)

    VTV.vn - Khoảng 43 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói trong 15 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Đó là kết quả đáng chú ý trong báo cáo quốc gia 15 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam vừa được Chính phủ và Liên hợp quốc công bố sáng nay (21/9) tại Hà Nội. Theo báo cáo, trong suốt 15 năm qua, Việt Nam đã coi các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là một ưu tiên quan trọng của quốc gia. Đến nay, tỷ lệ nhập học đúng tuổi bậc tiểu học đạt 99%, tỷ lệ đi học của các em trai và các em gái nhìn chung ngang bằng nhau, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ giảm 3/4. Tuy nhiên, báo cáo cũng đề cập đến những lĩnh vực cần tiếp tục nỗ lực thực hiện liên quan đến phòng chống HIV/AIDS, tình trạng còi xương ở trẻ em và thúc đẩy bền vững về môi trường. Mặt khác, tiến độ thực hiện các mục tiêu chưa ngang bằng giữa các vùng và các nhóm dân cư, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tại lễ công bố báo cáo, đại diện của chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, rất ít quốc gia đạt được kết quả như Việt Nam, nhất là về tốc độ xóa đói giảm nghèo, nhờ nỗ lực hành động của cả nước thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Báo cáo này sẽ được Chủ tịch nước trình bày ở Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York vào cuối tuần này.

  • Đổi mới giáo dục Việt Nam: Cần lắng nghe ý kiến của trí thức kiều bào
    (Cập Nhật 21-09-2015 20:20)

    VTV.vn - Theo các chuyên gia, muốn đổi mới thành công, ngành giáo dục cần thiết phải biết lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện của cộng đồng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam cần được đổi mới trên cơ sở vẫn giữ được nét đặc thù của giáo dục đại học trong nước, đồng thời tiệm cận được các chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới lắm chông gai này, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn bộc lộ những bất cập và hạn chế. Theo các chuyên gia, muốn đổi mới thành công, ngành giáo dục cần thiết phải biết lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện, trong đó không thể thiếu những ý kiến đóng góp của cộng đồng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay bị thất nghiệp và phải làm trái ngành nghề đào tạo ngày càng cao. Nguyên nhân của thực trạng này được cho là do sự yếu kém trong đào tạo kiến thức chuyên môn thực hành, kỹ năng mềm và tác phong làm việc của giáo dục trong nước. Bởi vậy cần phải xem giáo dục là vấn đề đầu tư. Bà Nguyễn Hoàng Đài Trang, Giáo sư ngành Ngoại thương và phát triển quốc tế Toronto, Canada cho rằng: “Khi cải tổ nền giáo dục, cần thiết phải xem nhu cầu về nhân lực trong tương lai. Để làm được điều đó, phải xem cả nhu cầu trên thế giới và ở Việt Nam để biết được những kỹ năng đang cần để tập trung đào tạo”. Nhiều chuyên gia trí thức kiều bào cũng cho rằng, con đường tiến bộ cho giáo dục đại học trong nước chính là cần trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Giáo sư Ngô Bảo Châu, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán nói: “Điều có thể tạo nên sức bật lớn nhất chính là cơ chế tự chủ của các trường đại học. Tự chủ trong tuyển sinh, học sinh, tự chủ về tuyển chọn giảng viên, giáo sư, trong định hướng, giáo trình…”. Bên cạnh ý kiến nên xã hội hóa ngành giáo dục Việt Nam, nhiều giáo sư, tiến sĩ kiều bào cũng cho rằng, cần phải có phương thức chọn lọc mới để trường nào không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của quốc gia sẽ dần phải thay đổi hoặc tự đào thải. Phó Giáo sư Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana tại Bloommington, Mỹ gợi ý: “Đưa ra một chỉ số để nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường đại học, chỉ số đó là tỷ lệ số sinh viên ra trường xin được việc. Nếu chúng ta xếp được hạng các trường theo tỷ lệ số sinh viên ra trường xin được việc đúng ngành nghề thì sẽ chỉ ra trường nào phục vụ, đưa ra dịch vụ giáo dục tốt. Chúng ta theo dõi hàng năm để thấy trường nào đi lên, đi xuống”. Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài được khẳng định là có vai trò thiết thực trong việc triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định: “Những ý kiến của các chuyên gia, trí thức Việt kiều ở nước ngoài rất quan trọng, vì họ có những cái nhìn khác với trong nước nên có thể phản biện, tránh những sai sót để chúng ta thực hiện chương trình đổi mới hiệu quả hơn”. Cách giáo dục không phải là việc có thể giải quyết một sớm một chiều, nhưng với hơn 400.000 chuyên gia trí thức người Việt đang sinh sống tại nước ngoài thì những ý kiến đóng góp cho đổi mới giáo dục đại học của đội ngũ trí thức kiều bào cũng trở thành kênh thông tin tham khảo vô cùng hữu ích. Phương Dung - Ngọc Tuấn

  • Cơ hội du học ở Nhật Bản
    (Cập Nhật 21-09-2015 13:51)

    VTV.vn - Trong những năm gần đây, Nhật Bản trở thành sự chọn lựa ưa thích của nhiều học sinh Việt Nam khi muốn du học nước ngoài. Nguyên nhân vì sao? Trong những năm gần đây, Nhật Bản trở thành sự chọn lựa của nhiều học sinh Việt Nam khi muốn du học nước ngoài. Là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, năm 2014, Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng đánh giá chất lượng các trường đại học ở châu Á với 20 trường nằm trong Top 100. Tuy nhiên để theo học tại các trường đại học Nhật Bản có khó với du học sinh Việt Nam hay không, chi phí tại đây như thế nào khi mà chúng ta vẫn viết Tokyo là Thành phố đắt đỏ nhất thế giới? Chúng ta hãy theo chân một đoàn học sinh Việt Nam sang tham quan bốn trường đại học tại bốn thành phố khác nhau để tìm hiểu thêm về cơ hội học tập tại đất nước này: Trường Đại học Nagoya, Trường Đại học đứng thứ 5 ở Nhật Bản và nằm trong Top 100 trường tốt nhất thế giới; Trường có 4 giáo sư đã từng nhận giải Nobel, ở đây các em được thăm quan Bảo tàng của Trường và thử làm thí nghiệm khoa học dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Môi trường nghiên cứu khoa học của các trường đại học Nhật Bản rất được chú trọng. Đây được coi là yếu tố quan trọng tạo nên tính cạnh tranh và sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng giáo dục đại học trong 10 năm trở lại đây. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đẩy mạnh phân quyền tự chủ cho các trường đại học để cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục đại học của đất nước này.   Kansai là Trường Đại học tư thục nằm ở Trung tâm Osaka, Thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản. “Tất nhiên là trường tư thục như chúng tôi thì rất chú trọng làm sao để có lợi nhuận nhưng không phải đây là điều quan trọng nhất. Điều mà chúng tôi cần là tìm kiếm và đào tạo được nhân tài không chỉ cho nước Nhật”, ông Yokoyama Ryuta, Phó Khoa Đại học Kansai khẳng định.   Trường Đại học Châu Á Thái Bình Dương APU nằm trên một ngọn núi của tỉnh Oita, là một trong số những trường có đông du học sinh nước ngoài theo học, trong đó nhiều du học sinh Việt Nam. Những năm gần, chính sách thu hút du học sinh của Nhật Bản đã được chú trọng đẩy mạnh hơn trước. Các chương trình đào tạo mang tính quốc tế, dạy bằng cả tiếng Anh được triển khai tại nhiều trường khiến sinh viên nước ngoài có nhiều điều kiện tiếp cận hơn. Những nét đặc sắc trong văn hóa, lối sống Nhật Bản và sự phát triển về khoa học kỹ thuật cũng khiến việc học tập tại cường quốc này trở thành niềm mơ ước của nhiều học sinh trên thế giới. Du học sinh Đới Quỳnh Anh, SV Đại học APU cho biết: “Sinh viên Việt Nam ở đây rất là đông, và các bạn cũng rất năng động; các bạn đã tự lập nên những câu lạc bộ dành riêng cho người Việt Nam; để qua đó tạo cơ hội cho các bạn vừa tham gia CLB, vừa giao lưu văn hóa, đưa văn hóa Việt Nam giới thiệu rộng rãi đến sinh viên quốc tế”. Ở Nhật Bản, tính chất tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được đặt lên hàng đầu, các em cũng phải tự lập trong nhiều hoạt động.   Đây là Đại học Sophia, Tokyo. Các học sinh Việt Nam sang đây tham quan đều thích thú trải nghiệm bếp ăn tập thể của sinh viên, các bạn tự mua phiếu, tự chọn món, tự phục vụ và tự dọn dẹp sau khi ăn xong. Tính kỷ luật, sự tự lập, ý thức cộng đồng là những đặc tính của của người Nhật, điều mà các du học sinh Việt Nam sẽ được học hỏi và trải nghiệm khi theo học ở đất nước này.   Thành viên của Đoàn tham quan, học sinh Trần Hoàng Ngọc Trân, Trường PTDL Đồng Nai, chia sẻ cảm xúc: “Đối với em thì em thấy người Nhật có một phong thái làm việc luôn đúng giờ, trong bữa ăn thì tôn trọng người khác và tử tế”. Một trong những điều khiến các học sinh Việt Nam trong đoàn rất quan tâm đó là mức chi phí phải chi trả theo học đại học tại Nhật. Không kể học phí thì mức chi phí ăn ở, phí sinh hoạt nếu theo học tại các trường đại học tại Tokyo trung bình một tháng khoảng 20 triệu đồng tiền Việt, những trường thuộc các vùng khác thì chi phí sinh hoạt bằng khoảng 2/3. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ học bổng của các trường đại học tương đối tốt, từ 30 đến 100%, sinh viên có thể đi làm thêm với thời gian quy định không quá 4 tiếng một ngày.

  • Một số quy định mới của TP. Hồ Chí Minh đang tạo sự hài lòng của người dân
    (Cập Nhật 18-09-2015 22:26)

    Triển khai thủ tục cấp đổi hộ chiếu qua mạng Internet Sáng 11/8, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an TP.HCM chính thức khai trương website hành chính công mức độ 3 tại trụ sở của phòng số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM nhằm giúp người dân thuận tiện hơn khi làm thủ tục xuất nhập cảnh qua mạng internet . Theo đó, công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn trên địa bàn TP.HCM hoặc các cơ quan, doanh nghiệp đủ điều kiện nộp ủy thác có văn phòng hoặc chi nhánh tại TP.HCM có nhu cầu cấp, đổi hộ chiếu phổ thông có thể truy cập vào website cổng thông tin điện tử của Công an TP.HCM. Sau ba giờ kể từ khi người dân làm thủ tục khai trực tuyến, hồ sơ và thông tin sẽ được chuyển về phòng quản lý xuất nhập cảnh. Với phương pháp mới này, người dân sẽ giảm thủ tục làm hộ chiếu từ 15 ngày xuống còn 8 ngày. Ngay trong ngày 12/8, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an TP.HCM đã tiếp nhận hơn 600 trường hợp cấp đổi hộ chiếu qua mạng Internet. Từ ngày 24/9, các đại lý Internet và các điểm truy cập Internet công cộng chỉ được phép hoạt động từ 8h- 22h hàng ngày Đó là quy định mới của TP.HCM nhằm đảm bảo an ninh trật tự và quản lý các đại lý Internet hiệu quả trên địa bàn thành phố. Đối với các điểm truy nhập Internet công cộng không kinh doanh trò chơi điện tử như khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê,…Thời gian hoạt động tuân thủ theo giờ đóng mở cửa của cơ sở kinh doanh. Theo VTV.vn

Phần mềm giao nhận logistic