• Những ước mơ của nhà khoa học trẻ
    (Cập Nhật 18-09-2015 13:16)

      PGS-TS. Lê Thị Lý Được nhiều trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm lớn về công nghệ sinh học của Mỹ đón nhận sau khi hoàn thành chương trình sau tiến sỹ tại Viện KH&CN tiên tiến Beckman, ĐH Illinois, nhưng PGS- TS. Lê Thị Lý vẫn chọn con đường trở về “để có thể làm được điều gì đó ngay tại đất nước mình”.

  • Nước mắt người giữ tiếng quê hương
    (Cập Nhật 16-09-2015 10:36)

    Trong một cuộc phỏng vấn mà cả nhân vật lẫn phóng viên đều không kìm được xúc động, tôi đã hỏi người phụ nữ với vẻ ngoài lam lũ ấy về dự định trở lại Việt Nam sinh sống. Bà trả lời: "Cô không về đâu con! Cô về thì lấy ai dạy tụi nhỏ học tiếng Việt!?". Trong số những học viên tham gia Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài 2015 tại Hà Nội, có hai người phụ nữ tuổi khoảng lục tuần luôn đồng hành trong các hoạt động. Đó là hai Việt kiều Campuchia, bà Nguyễn Thị Sương (sống ở tỉnh Pre Sihanouk) và bà Thạch Thị Lan (sống ở Thủ đô Phnom Penh).

  • Chuyện về nữ phóng viên Việt Nam duy nhất có mặt tại Hội nghị Paris
    (Cập Nhật 08-09-2015 08:15)

    Nhà báo Dương Thị Duyên (áo trắng) trong một cuộc míttinh của nhân dân Pháp ủng hộ lập trường đàm phán của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hội nghị Paris, 1968. (Nguồn: TTXVN) Bà Dương Thị Duyên (sinh ngày 26/10/1929, con gái giáo sư Dương Quảng Hàm) là nữ Trưởng ban đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam, cũng là nữ phóng viên Việt Nam duy nhất tại Hội nghị Paris.

  • Nữ GS-TSKH Toán học đầu tiên của Việt Nam
    (Cập Nhật 29-08-2015 09:37)

    Bà Hoàng Xuân Sính, sinh 8 tháng 9 năm 1933; là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Suốt thời niên thiếu gia đình bà sống tại nhà số 102 phố Hàng Bông, Hà Nội. Mẹ của bà mất sớm khi bà mới được 8 tuổi, cha của bà là ông Hoàng Thúc Tấn sau đó đã tục huyền với một nữ doanh nhân về vải sợi. Ông và người vợ sau là những tư sản dân tộc, là nhà tài trợ và cơ sở cho báo Thanh Nghị, một tờ báo có quan điểm dân tộc tiến bộ thời bấy giờ. Học cấp 3 được một năm thì bà được gia đình gửi sang Pháp du học theo di nguyện của người mẹ đã mất. Đến bây giờ, bà Sính cũng không hiểu vì sao, mẹ bà - một người phụ nữ truyền thống chỉ quen thu vén cho gia đình lại có tư tưởng cách tân đến vậy.

  • Kỹ sư Việt "nắm giữ" 2 bằng sáng chế của Mỹ
    (Cập Nhật 16-08-2015 09:41)

    Ở tuổi 23, nữ kỹ sư Cát Thư từng được trường đại học hàng đầu thế giới về hạt nhân của Mỹ mời nghiên cứu vì cô được cấp tới 2 bằng sáng chế . Viết lách giỏi Nguyễn Hữu Cát Thư được biết đến như một trong số những kỹ sư trẻ tài hoa của Việt Nam. Mới 26 tuổi, nhưng cô đã nắm giữ 2 bằng sáng chế tại Mỹ. Song nếu được hỏi về các sáng chế, Thư lại nói về viết lách. Mỗi ngày, cô viết 200 từ sáng tác truyện giả tưởng. Thói quen có vẻ không liên quan ấy lại là cách nhanh nhất giúp Thư mở bung sức sáng tạo dẫn dắt tới mọi thành quả sau này.

  • Nữ văn sĩ Mỹ Harper Lee: chỉ hai lần cất tiếng hót?
    (Cập Nhật 03-08-2015 21:27)

    Harper Lee sinh ngày 28/4/1926, là nhà văn người Mỹ rất nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 1961 “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird) - đề cập đến những vấn đề đấu tranh chống phân biệt chủng tộc mà tác giả quan sát thấy ở quê nhà Monroeville, bang Alabama (Mỹ) thuở còn thơ ấu. Những tưởng bà chỉ có duy nhất một “đứa con tinh thần” để đời thì mới đây Nhà văn đã có tuyên bố gây sửng sốt cho văn đàn thế giới và độc giả hâm mộ, Harper Lee khẳng định bà sắp cho xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ hai với tên gọi chính thức Go Set a Watchman. Tác phẩm lấy bối cảnh 20 năm sau những gì đã diễn ra trong Giết con chim nhại, và vẫn tiếp tục viết về sự phân biệt chủng tộc diễn ra ở Mỹ.

  • Lãnh tụ tinh thần của dân tộc Argentina
    (Cập Nhật 28-07-2015 10:22)

    Eva Peron được biết đến như một nhà hoạt động chính trị tài ba, một diễn giả tài năng, một ngôi sao sáng chói trong giới truyền thanh Argentina, người đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi của phụ nữ, lãnh tụ tinh thần của người dân Argentina. Bà được người dân Argentina ngưỡng mộ vì đã đấu tranh giành quyền bầu cử cho phụ nữ, đảm bảo lợi ích cho người lao động và thành lập các bệnh viện, các trại mồ côi.

  • Những mẩu chuyện về nữ Bí thư Thành ủy Sài Gòn đối với công tác phụ nữ
    (Cập Nhật 22-07-2015 17:59)

    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghệ An – giàu truyền thống cách mạng, cô bé Nguyễn Thị Vịnh, (tức Nguyễn Thị Minh Khai ) tham gia cách mạng khi mới ở tuổi trăng tròn; Nguyễn Thị Minh Khai là người con gái cách mạng đầu tiên sang nước Nga – Xô viết và trở thành học viên của Trường Đại học Phương Đông; chị là đại biểu trẻ nhất tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần VII (1935); và là đại biểu thanh niên Việt Nam đầu tiên dự Đại hội Quốc tế thanh niên lần thứ VI,…Cuộc đời chị là tấm gương sáng ngời của tinh thần đấu tranh giành độc lập, tự do của đất nước, đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ. Năm 1936, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Đông Phương – nước Nga và dự Đại hội Quốc tế thanh niên lần thứ VI, chị Minh Khai được đồng chí Nguyễn Ái Quốc chỉ thị trở về tổ quốc hoạt động. (trước đó là đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập).

  • Nhà văn - Liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý
    (Cập Nhật 19-07-2015 13:30)

      Nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý sinh ngày 19-4-1941 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức yêu nước, quê quán thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ chị theo gia đình lên Thái Nguyên tham gia kháng chiến. Sau ngày giải phóng Thủ đô, chị về Hà Nội học phổ thông cấp 2 tại trường Trưng Vương, sau đó học Trung cấp Mỏ tại Quảng Ninh rồi theo học khóa báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. Tốt nghiệp, chị về làm phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam từ 1961 đến 1968.

  • Cuộc đời của ba nữ tác gia tiểu thuyết nhà Bronte
    (Cập Nhật 17-07-2015 12:53)

    Tác phẩm "Jane Eyre" của Charlotte và "Đồi gió hú" của Emily được coi là những tác phẩm văn học kinh điển, trong khi tác phẩm "Người tá điền đồi Wildfell" của Anne lúc đương thời lại là cuốn sách bán rất chạy. Và dù chỉ xuất hiện trong một quãng thời gian ngắn ngủi song ba chị em nhà Bronte đã làm thay đổi bộ mặt của văn học thế giới.

Phần mềm giao nhận logistic