• Cụ bà gần 100 tuổi Lê Thi: “Ta là ai mà yêu quá cuộc đời này?”
    (Cập Nhật 30-10-2015 14:33)

    NĐTO - Tên của cụ rất đẹp – Lê Thi. Gần 100 tuổi, cái tuổi mà đáng nhẽ đối với nhiều người những việc như vẽ tranh, viết truyện, lướt web hay sử dụng máy vi tính và internet đã trở thành chuyện không tưởng. Vậy mà, bà cụ nhỏ bé với cái lưng còng vẫn hàng ngày miệt mài say sưa bên những cây cọ, màu vẽ và thao tác trên bàn phím máy tính đã khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Cụ kể rằng, từ khi còn nhỏ cụ đã thích văn học. Cụ được đọc vô số sách Đông Tây kim cổ. Tên của những cuốn thơ, tiểu thuyết hay các tác giả nổi tiếng cũng được cụ đọc lên vanh vách. Tình yêu đối với văn học của cụ được nuôi nấng qua những năm tháng khó khăn nghèo đói, tự học chữ, tự sưu tầm nâng niu khi có được một cuốn sách hay, một mẩu truyện đẹp.  

  • Chuỗi The KAfe của "cô chủ nhỏ" Đào Chi Anh nhận 5,5 triệu USD từ Cassia Investments
    (Cập Nhật 25-10-2015 20:59)

    Đào Chi Anh sinh năm 1984 tại Nga. Cô từng có quãng thời gian sống ở Đức và Đài Loan. Chi Anh học phổ thông tại Việt Nam, sau đó theo học Đại học tại Singapore và làm việc cho một tập đoàn lớn tại đây. Tình yêu với ẩm thức khiến cô quyết định nghỉ việc và theo đuổi niềm đam mê nấu nướng.   KAfe Group được Đào Chi Anh sáng lập vào năm 2013. Cô là một đầu bếp nghiệp dư, tác giả của một số cuốn sách dạy nấu ăn. Ngoài ra cô còn xuất hiện trong một số chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình.

  • Nghị lực phi thường của nữ giáo sư
    (Cập Nhật 23-10-2015 19:46)

    NLĐ - Nỗ lực hết mình cho những đam mê, tân GS. Lê Thị Thanh Nhàn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên đã nhận về những trái ngọt mà bà xứng đáng được hưởng, trở thành nữ giáo sư toán học thứ 2 của Việt Nam.   GS. Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, không giấu được sự cảm phục khi nhắc đến Lê Thị Thanh Nhàn, người vừa được công nhận chức danh giáo sư 2015. “Toán học thường là lĩnh vực của đàn ông vì nó khô khan, khốc liệt. Phụ nữ nghiên cứu toán, đặc biệt trong điều kiện như GS. Nhàn, phải là người có nghị lực phi thường và tư duy “ghê gớm”. GS Nhàn là người phụ nữ rất đặc biệt” - GS. Nhung nhận xét.

  • Những phụ nữ bị giải Nobel bỏ quên hoặc đánh giá thấp
    (Cập Nhật 19-10-2015 15:08)

        Svetlana Alexievich (1948-); Tu Youyou (1930-)   Năm nay, khi trao giải Nobel cho hai phụ nữ, Svetlana Alexievich người Belarus về văn học và Tu Youyou người Trung Quốc về y học, Ủy ban Nobel đã khẳng định một xu hướng ngày càng tăng kể từ đầu những năm 2000: nữ hóa các giải thưởng. Nếu phải ghi nhận sự tiến bộ đáng kể, thì phụ nữ mới chỉ chiếm 5,35% những người đoạt giải Nobel, với 48 phụ nữ trên 897 người đoạt giải kể từ khi giải thưởng ra đời năm 1901.

  • Dava Newman: Từ cô bé đánh giày tới Phó Giám đốc NASA
    (Cập Nhật 04-10-2015 19:37)

    "Nhà Trắng gọi điện và hỏi tôi có hứng thú với công việc ở NASA không, tôi cứ tưởng chỉ là ai đó đang gọi và trêu đùa", sự nghiệp của Dava đã bắt đầu như thế. Ngày nay khi nhắc đến NASA, người ta hay nghĩ đến Charles Bolden, người đàn ông da màu đầu tiên trở thành Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ. Ông xuất hiện trong hầu hết các sự kiện lớn của NASA và gần đây người ta nói nhiều về ông trong một cuộc chiến công khai để giữ nguồn tài trợ cho NASA.

  • Nhà khoa học nữ đầu tiên đoạt giải Nobel sống trên 100 tuổi
    (Cập Nhật 02-10-2015 09:11)

    Nhà khoa học Rita Levi Montalcini (22/4/1909 - 30/12/2015) Bà Rita Levi Montalcini đoạt giải Nobel Y - Sinh học năm 1986 cùng với nhà khoa học người Mỹ Stanley Cohen do phát hiện nhân tố tăng trưởng thần kinh, một protein giúp các tế bào phát triển bằng cách kích thích các mô thần kinh xung quanh. Theo hãng tin AP, nghiên cứu của bà giúp ích trong việc điều trị tổn thương tủy sống, giúp con người hiểu thêm về các bệnh về tim mạch, Alzheimer, chứng mất trí và bệnh tự kỷ.

  • Những ước mơ của nhà khoa học trẻ
    (Cập Nhật 18-09-2015 13:16)

      PGS-TS. Lê Thị Lý Được nhiều trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm lớn về công nghệ sinh học của Mỹ đón nhận sau khi hoàn thành chương trình sau tiến sỹ tại Viện KH&CN tiên tiến Beckman, ĐH Illinois, nhưng PGS- TS. Lê Thị Lý vẫn chọn con đường trở về “để có thể làm được điều gì đó ngay tại đất nước mình”.

  • Nước mắt người giữ tiếng quê hương
    (Cập Nhật 16-09-2015 10:36)

    Trong một cuộc phỏng vấn mà cả nhân vật lẫn phóng viên đều không kìm được xúc động, tôi đã hỏi người phụ nữ với vẻ ngoài lam lũ ấy về dự định trở lại Việt Nam sinh sống. Bà trả lời: "Cô không về đâu con! Cô về thì lấy ai dạy tụi nhỏ học tiếng Việt!?". Trong số những học viên tham gia Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài 2015 tại Hà Nội, có hai người phụ nữ tuổi khoảng lục tuần luôn đồng hành trong các hoạt động. Đó là hai Việt kiều Campuchia, bà Nguyễn Thị Sương (sống ở tỉnh Pre Sihanouk) và bà Thạch Thị Lan (sống ở Thủ đô Phnom Penh).

  • Chuyện về nữ phóng viên Việt Nam duy nhất có mặt tại Hội nghị Paris
    (Cập Nhật 08-09-2015 08:15)

    Nhà báo Dương Thị Duyên (áo trắng) trong một cuộc míttinh của nhân dân Pháp ủng hộ lập trường đàm phán của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hội nghị Paris, 1968. (Nguồn: TTXVN) Bà Dương Thị Duyên (sinh ngày 26/10/1929, con gái giáo sư Dương Quảng Hàm) là nữ Trưởng ban đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam, cũng là nữ phóng viên Việt Nam duy nhất tại Hội nghị Paris.

  • Nữ GS-TSKH Toán học đầu tiên của Việt Nam
    (Cập Nhật 29-08-2015 09:37)

    Bà Hoàng Xuân Sính, sinh 8 tháng 9 năm 1933; là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Suốt thời niên thiếu gia đình bà sống tại nhà số 102 phố Hàng Bông, Hà Nội. Mẹ của bà mất sớm khi bà mới được 8 tuổi, cha của bà là ông Hoàng Thúc Tấn sau đó đã tục huyền với một nữ doanh nhân về vải sợi. Ông và người vợ sau là những tư sản dân tộc, là nhà tài trợ và cơ sở cho báo Thanh Nghị, một tờ báo có quan điểm dân tộc tiến bộ thời bấy giờ. Học cấp 3 được một năm thì bà được gia đình gửi sang Pháp du học theo di nguyện của người mẹ đã mất. Đến bây giờ, bà Sính cũng không hiểu vì sao, mẹ bà - một người phụ nữ truyền thống chỉ quen thu vén cho gia đình lại có tư tưởng cách tân đến vậy.

Phần mềm giao nhận logistic