Những đứa con "bị trao nhầm” không "quay đầu"
TTO - Trên thế giới đã xảy ra khá nhiều trường hợp trao nhầm con, chủ yếu từ sự bất cẩn của các y tá. Đáng nói, hầu hết những đứa con "bị trao nhầm” chọn ở lại gia đình bấy lâu và nhiều trường hợp bệnh viện phải đền tiền.
Trao nhầm con, bệnh viện Pháp đền 1,88 triệu euro Ngày 10-2-2015, tòa án Pháp xử một bệnh viện phải trả tổng cộng 1,88 triệu euro cho những người liên quan trong vụ trao nhầm con diễn ra trước đó 20 năm. Đây là số tiền đền bù cao bất thường mà một tòa án ở Pháp đưa ra. Tuy nhiên, nó vẫn kém xa con số 12 triệu euro mà những người “bị hại” yêu cầu khi đưa vụ việc ra tòa. Năm 1995, sản phụ trẻ Sophie Serrano sinh một bé gái đặt tên Manon. Ở phòng bên cạnh, một sản phụ khác cũng sinh một bé gái đặt tên Mathilde. Hai bé gái đều bị vàng da và cần phải đưa vào lồng kính. Khi trả bé về cho mẹ, chị Serrano - năm nay 38 tuổi - thấy "sao tóc con mình dài hơn” và ở phòng bên cạnh, phản ứng của người sản phụ kia là “sao tóc bé ngắn đi”. Chị Serrano kể lại: “Lúc đó tôi thấy bé có nhiều tóc hơn. Nhưng người y tá tỏ ra không quan tâm và làm ngơ với những gì tôi nói”. Người y tá giải thích qua loa rằng do phản ứng ánh sáng trong lồng kính kích thích tóc bé mọc nhanh. Và rồi chị Serrano vẫn vui vẻ xuất viện, ẵm trên tay bé Manon không phải con mình. Càng lớn Manon càng không giống cả cha lẫn mẹ, màu tóc khác, da sậm hơn. Thậm chí có xuất hiện tin đồn Manon là “con ông hàng xóm”. Đáp lại, chị vẫn một mực thương yêu và khẳng định với Manon: “Cha con ở nhà chính là cha con”. Dù vậy khi Manon 10 tuổi, sự khác biệt quá lớn về hình thể của cô bé khiến chồng chị Serrano đòi xét nghiệm ADN. Và dĩ nhiên, kết quả không trùng với Manon. Sau đó, kết quả xét nghiệm của chị Serrano cũng không khớp. “Tôi lạc lối, bị đánh gục hoàn toàn”, chị Serrano kể lại. “Tôi sợ bị chia lìa khỏi mẹ, khỏi gia đình và khỏi cuộc sống hiện đang có. Một đứa bé 10 tuổi có thể làm được gì khi nhận tin này?”, Manon nhớ lại. Không chỉ thông báo sự thật cho Manon, Serrano còn trình bày sự việc với bệnh viện. Từ đó cuộc điều tra được tiến hành. Kết quả điều tra cho thấy cùng thời điểm đó, Mathilde cũng bị bệnh vàng da và được đặt chung lồng kính với Manon. Do sự nhầm lẫn của y tá mà Manon về với mẹ của Mathilde và Malthilde về với mẹ của Manon. Tiếp tục sống với gia đình hiện tại Tương tự, vào ngày 31-10-2011, tòa án tại Nga xử bệnh viện phải trả 100.000 euro cho mỗi gia đình bị trao nhầm con. Tuy số tiền này rất lớn với cả hai gia đình nhưng chưa rõ liệu nó có bù đắp được nỗi đau họ phải trải qua. Mọi việc bắt đầu khi Yuliya và Yuri Belyaev làm thủ tục ly dị, trong đó Yuri từ chối trả tiền trợ cấp cho con gái Irina vì cho rằng cô bé 12 tuổi không phải là con anh. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy Irina không phải là con của cả Yuri lẫn Yuliya. Yuliya nhớ lại vào thời điểm sinh Irina cũng có một sản phụ khác hạ sinh. Và bệnh viện đã mắc lỗi nghiêm trọng khi gắn lộn tên của hai bé gái. Nhanh chóng, cảnh sát Nga điều tra ra được gia đình bị trao nhầm con còn lại. Yuliya kể lại khi thấy đứa bé gái của gia đình kia: “Con gái họ, Anya, nhìn y chang tôi và chồng cũ. Còn con gái chúng tôi, da ngâm, tóc đen, y chang ông chồng gia đình kia. Ông ấy là người Tajik và “con gái” tôi giống y như vậy”. Sau khi phát hiện ba mẹ ruột, cả hai bé Irina lẫn Anya đều muốn ở lại với gia đình đang nuôi dưỡng mình. Chị Yuliya kể: “Irina cứ nói rằng “Mẹ đừng để con đi” và tôi phải an ủi rằng “Mẹ không làm gì trái ý con. Không có gì thay đổi. Mẹ vẫn là mẹ con”. Còn con gái Anya của tôi cũng muốn ở lại với ba mẹ nó và sẽ đến thăm tôi định kỳ”. Tương tự trường hợp Irina và Anya, báo chí Mỹ ngày 22-11-2013 cũng đưa tin chuyện nhận cha mẹ ruột của hai thiếu nữ 18 tuổi. Mọi chuyện cũng bắt đầu từ cuộc ly dị, người cha không chịu chu cấp vì cho rằng bé gái không phải con mình, cũng xét nghiệm ADN và xác định đứa bé không phải là con của cha lẫn mẹ. Khi biết tin, Bệnh viện tại Virginia tích cực vào cuộc, tiến hành xét nghiệm máu hàng loạt người nghi ngờ bị trao nhầm con. Cuối cùng, hai thiếu nữ 18 tuổi Rebecca Chittum và Callie Johnson nhận lại được gia đình của mình. Rebecca Chittum (phải) và Callie Johnson - Ảnh: Daily Mail ĐIều thú vị là trong trường hợp này cũng như trường hợp hai bé gái tại Nga hay tại Pháp, Chittum và Johnson quyết định tiếp tục cuộc sống cùng cha mẹ hiện tại, coi như không có gì xảy ra và chỉ định kỳ về thăm cha mẹ ruột. Rebecca nói: “Tôi cảm ơn cuộc đời đang có. Tôi sẽ không trở lại để thay đổi dù là một giây trong đó… Tôi yêu gia đình hiện tại và nếu không có sự cố, tôi đã không gặp được họ”. Còn Callie nói về người mẹ đang nuôi nấng mình: “Bà ấy là bạn thân nhất của tôi, luôn luôn bên cạnh tôi”.
|
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 21/11 đến 30/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 14/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 31/10 đến 20/11/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 17/10 đến 30/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 3/10 đến 16/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 19/9 đến 2/10/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 29/8 đến 18/9/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 15/8 đến 28/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 01/8 đến 14/8/2024
-
Cẩm nang đi chợ tại chuỗi siêu thị Co.op Mart từ ngày 18/7 đến 31/7/2024