• Trí tuệ nhân tạo giúp chế biến thịt bò từ thực vật
    (Cập Nhật 20-07-2021 20:55)

    Ngành công nghiệp chế biến thịt bò thuần chay đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm ra các sản phẩm thay thế thịt bò thật, có nguồn gốc từ thực vật. 

  • chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất lịch sử, dành ngay 1 triệu liều của Mỹ cho TPHCM
    (Cập Nhật 10-07-2021 17:21)

    Với lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc, Việt Nam đã tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua cơ chế COVAX, trong đó ưu tiên 1 triệu liều cho TPHCM.   Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin từ Chính phủ Mỹ theo cơ chế COVAX - Ảnh: VGP Sáng 10-7, lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc được tổ chức với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các bộ ngành và đại diện các tổ chức quốc tế. Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020, nhưng do nguồn cung vắc xin hạn chế trên toàn cầu, tỉ lệ tiêm chủng ở Việt Nam còn ở mức thấp. Cho đến nay chỉ khoảng 4% dân số được tiêm vắc xin trong khi số ca lây nhiễm đang tăng mạnh trong một vài tuần qua.  Do đó, việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc, có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 2 triệu liều vắc xin Moderna được tiếp nhận hôm nay nằm trong số 80 triệu liều vắc xin mà tổng thống Mỹ đã cam kết cung ứng từ nguồn vắc xin trong nước hồi tháng 5, trong đó gần 41 triệu liều được phân phối thông qua cơ chế COVAX, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trên toàn cầu. Ông Christopher Klein, đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ, chia sẻ lô vắc xin này mang đến hy vọng về một hồi kết cho cuộc chiến chống COVID-19, rằng chúng ta có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Như vậy, với 2 tỉ USD mà Mỹ đã đóng góp cho Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ tới 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, Mỹ đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho chương trình COVAX. Tại Việt Nam, bên cạnh quyên góp vắc xin, Mỹ cũng hỗ trợ hơn 17,7 triệu USD cho hoạt động phòng, chống dịch từ những ngày đầu. Ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cho biết để thoát khỏi đại dịch, con đường rõ ràng nhất là đảm bảo tiếp cận tiêm chủng công bằng cho đội ngũ nhân viên y tế, các nhóm ưu tiên như người cao tuổi, người có bệnh lý nền ở mọi quốc gia. "Hỗ trợ vắc xin là biện pháp tức thì và cấp thiết giúp giải quyết vấn đề này. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi những quốc gia có nguồn vắc xin dồi dào hỗ trợ ngay hôm nay để có thể bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao nhất càng sớm càng tốt", ông Kamal Malhotra nhấn mạnh. Kể từ khi lô vắc xin đầu tiên đến Việt Nam hồi đầu tháng 4 thông qua chương trình COVAX, đến nay cả nước đã tiêm gần 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Với nguồn vắc xin bổ sung, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định sẽ mở rộng độ bao phủ tiêm chủng, tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý 1-2022. Cũng theo Bộ Y tế, ngay sau khi nhận được 2 triệu liều từ Mỹ, bộ đã quyết định dành cho TP.HCM 1 triệu liều trong số hàng này. Như vậy, từ ngày 1-7 đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 3,7 triệu liều vắc xin các loại, từ nay đến cuối tháng có thêm 5 triệu liều sẽ về Việt Nam. Cũng tại lễ phát động, ông Trần Bá Dương, chủ tịch Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO), đã ủng hộ cho chương trình vắc xin tiêm chủng toàn quốc 126 xe vận chuyển, bảo quản vắc xin với giá trị 150 tỉ đồng. N.AN - L.ANH; TTO 10/7/2021 11:00 GMT+7

  • Tiềm năng kỹ thuật số hậu dịch Covid-19 ở Mỹ Latinh
    (Cập Nhật 09-07-2021 15:51)

    Không cần bàn cãi về vai trò quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số trong quá trình phục hồi kinh tế thời kỳ hậu dịch Covid-19 trên thế giới. Tuy nhiên, tại Mỹ Latinh, việc chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra với tốc độ rất khác nhau tại các quốc gia trong khu vực.

  • Phát hiện mới: Không phải gene, văn hóa mới giúp con người tiến hóa
    (Cập Nhật 19-06-2021 23:43)

    Một nghiên cứu mới cho thấy văn hóa đang giúp loài người tiến hóa nhanh hơn với tư cách là một loài thay vì những thay đổi về mặt di truyền học như trước đây.

  • Ra mắt hệ sinh thái xác thực độ an toàn, uy tín trên không gian mạng
    (Cập Nhật 14-06-2021 21:06)

    Hệ sinh thái tín nhiệm mạng được phát triển nhằm hạn chế, đẩy lùi vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng; giảm thiểu quy mô cũng như mức thiệt hại của các cuộc tấn công lừa đảo nhằm vào người dùng Việt Nam; hướng đến bảo vệ người dân trên môi trường mạng, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh.

  • Lưu giữ các công trình và di vật của Stephen Hawking
    (Cập Nhật 29-05-2021 13:59)

    Chính phủ Anh vừa công bố quyết định thực hiện thỏa thuận “Acceptance in Lieu”, một nội dung trong Luật thuế của Anh về việc lưu giữ các công trình khoa học và vật dụng cá nhân của “ông hoàng vật lý” Stephen Hawking.

  • Ngày sách Việt Nam năm 2021 nuôi dưỡng tình yêu sách và văn hóa đọc
    (Cập Nhật 18-04-2021 23:38)

    Chiều 18-4, lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 tại Nhà thiếu nhi Thủ Đức (TP Thủ Đức, TP.HCM) thu hút nhiều học sinh tham dự. Sáng cùng ngày, lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam cũng diễn ra tại Đường sách TP.HCM.

  • Hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2021: Đã tiết kiệm được hơn 353.000 kWh
    (Cập Nhật 28-03-2021 08:05)

    Tối 27-3, sự kiện Giờ trái đất 2021 đã diễn ra với hoạt động tắt điện từ 20h30 đến 21h30. Đây là sự kiện được tổ chức thường niên, nhưng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động mít tinh hưởng ứng chiến dịch không diễn ra.

  • Quét võng mạc để phát hiện trẻ bị tự kỷ
    (Cập Nhật 21-03-2021 16:13)

    Giáo sư Benny Zee, một nhà khoa học tại ĐH Hong Kong, đã phát triển phương pháp quét võng mạc kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ từ lúc mới 6 tuổi, hoặc trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ.

  • Vệ tinh MicroSat Kit do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo được đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học
    (Cập Nhật 18-03-2021 09:53)

    Vào đầu tháng 3 năm 2021, các hệ thống vệ tinh phục vụ cho đào tạo thưc hành, MicroSat Kit, vừa được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chuyển giao cho trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Việt Pháp (Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH).

Phần mềm giao nhận logistic