Điều lệ Hội Nữ trí thức TPHCM

Điều lệ Hội Nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh Nhiệm kỳ 2019 - 2024 (sửa đổi, bổ sung)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3940/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Tên gọi

- Tên tiếng Việt: Hội Nữ trí thức thành phố Hồ Chí Minh

- Tên tiếng Anh: The Intellectual Women’s Association of Hồ Chí Minh City

- Tên viết tắt tiếng Anh: IWAH

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

          Hội Nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết nữ trí thức Thành phố; phát huy năng lực chuyên môn của nữ trí thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học, truyền bá tri thức, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và cộng đồng; tạo điều kiện cho nữ trí thức làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn, giám sát, phản biện xã hội; đề xuất giải pháp đóng góp vào sự phát triển phụ nữ và bình đẳng giới.

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Hội Nữ trí thức TPHCM là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Ủy ban nhân dân Tp. HCM phê duyệt

2. Văn phòng làm việc của Hội đặt tại: số 224 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

1. Hội có phạm vi hoạt động trong Thành phố Hồ Chí Minh và có mối quan hệ với các tổ chức theo quy định của pháp luật.

2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; và là thành viên của các tổ chức: Hội Nữ trí thức Việt Nam, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lĩnh vực hoạt động chính: Tham gia nghiên cứu khoa học; Tư vấn, truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và cộng đồng; Tham mưu giám sát, phản biện xã hội, đề xuất giải pháp đóng góp vào sự phát triển phụ nữ và bình đẳng giới; Tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện khuyến học, khuyến tài.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Tự nguyện, tự quản.

2. Dân  chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

4. Không vì mục đích lợi nhuận.

5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

 Chương II 
NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN 

Điều 6. Nhiệm vụ

1.   Tập hợp, giáo dục, động viên nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh trong tham gia đóng góp năng lực, trí tuệ cho phong trào phụ nữ Thành phố, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025.

2.   Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, giám sát, phản biện xã hội; đề xuất giải pháp, đóng góp các dự thảo chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan đến phụ nữ, nữ trí thức và bình đẳng giới.

3.   Nắm bắt nguyện vọng, đề xuất của hội viên để kịp thời hỗ trợ hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng giúp đỡ giải quyết.

4.   Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động học thuật, công tác chuyên môn, trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe,…

Điều 7. Quyền hạn

1. Đại diện cho hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến các hoạt động thực hiện tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của Hội. 

2. Chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động của Hội trong từng thời gian phù hợp.

3. Được phép gây quỹ Hội và nhận nguồn tài trợ của cá nhân, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Lên tiếng bênh vực và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viện khi bị xâm phạm; đề xuất các tổ chức hội thành viên khen thưởng các tập thể Chi hội, hội viên có thành tích xuất sắc.

Chương III 
HỘI VIÊN 

Điều 8. Hội viên

Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.

1. Hội viên chính thức là nữ công dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, có trình độ từ đại học trở lên, công tác trên các lĩnh vực và hoạt động xã hội thuộc các sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các cơ quan tương đương; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên.     

2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự, là công dân Việt Nam không đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức nhưng có tâm huyết muốn đóng góp tinh thần, vật chất nhằm xây dựng tổ chức Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội thì được Hội công nhận là hội viên danh dự hoặc hội viên liên kết.

Điều 9. Quyền của hội viên chính thức

- Được dân chủ thảo luận và biểu quyết các vấn đề quan trọng khi được mời họp; được góp ý, đề xuất những vấn đề liên quan đến phát triển tổ chức Hội.

- Được đề đạt nguyện vọng và đề nghị Hội bênh vực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.

- Hội viên chính thức được ứng cử, đề cử và bầu cử vào Ban chấp hành Hội; được xin ra khỏi Hội khi không còn điều kiện tham gia sinh Hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

- Chấp hành Điều lệ Hội, đóng hội phí đầy đủ.

- Tích cực thực hiện các chương trình, hoạt động do Hội tổ chức.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, không được nhân danh hội viên thực hiện những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến uy tín Hội.

Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội

1. Hội viên muốn vào Hội phải có đơn xin vào Hội hoặc thông qua một hội viên chính thức của Hội giới thiệu với Ban Thường vụ Hội xem xét, phê chuẩn việc kết nạp hội viên mới.

2. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải làm đơn xin ra khỏi Hội gửi Ban Thường vụ.

Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG  

Điều 12. Cơ cấu tổ chức Hội

1. Đại hội
2. Ban chấp Hành Hội
3. Ban Thường vụ Hội
4. Ban Kiểm tra
5. Các bộ phận chuyên môn
6. Các chi Hội trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Đại hội

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm  một lần; đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức (trong đó có 2/3 ủy viên Ban chấp hành) đề nghị.

2. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức dưới hình thức đại hội đại biểu; đại hội bất thường khi có ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức (trong đó có 2/3 ủy viên Ban chấp hành) có mặt.

3. Nhiệm vụ của Đại hội nhiệm kỳ 
a. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng nhiệm vụ 5 năm tới; thông qua Điều lệ Hội bổ sung và sửa đổi.
b. Thảo luận và góp ý báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành, báo cáo tài chính Hội.
c. Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra.
d.Thông qua Nghị quyết đại hội.

4. Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội:
a. Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
b. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại đại hội tán thành

Điều 14. Ban chấp hành Hội

1. BCH do đại hội bầu trong số các hội viên chính thức của Hội; số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên BCH do đại hội quyết định. Nhiệm kỳ BCH cùng với nhiệm kỳ đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành:
a. Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết đại hội, Điều lệ Hội; lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa 2 kỳ đại hội.

b. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hội.

c. Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội.

d. Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội; ban hành quy chế hoạt động của BCH, Ban thường vụ; quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; quy chế quản lý sử dung con dấu của Hội; quy chế khen thưởng, kỷ luật và các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và pháp luật.
e. Bầu và bãi miễn các chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch, Ban thường vụ, chi Hội trưởng; bầu bổ sung ủy viên BCH, Ban kiểm tra (số lượng bổ sung BCH không quá 1/3 tổng số uỷ viên do đại hội bầu ra).

3. Nguyên tắc hoạt động của BCH:
a. BCH hoạt động theo quy chế của BCH, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b.   Ban Chấp hành họp định kỳ mỗi năm một lần và có thể họp bất thường khi triệu tập được trên 1/2 số ủy viên.

c.   Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có 50% số ủy viên tham dự. Ban Chấp hành biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc hỏi ý kiến qua email, zalo, viber khi ủy viên Ban Chấp hành không tham dự cuộc họp.

d. Các Nghị quyết, quyết định của BCH được thông qua khi có trên 50% số ủy viên tham dự tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì sẽ do Chủ tịch Hội quyết định

Điều 15. Ban Thường vụ Hội

1. Ban thường vụ do BCH bầu trong số ủy viên Ban chấp hành; Ban Thường vụ gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên; số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Thường vụ do BCH quyết định; nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ đại hội.

2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ
a. Thay mặt Ban Chấp hành tổ chức triển khai thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành.
b. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp BCH.
c. Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn, giúp việc, các chi Hội trực thuộc theo nghị quyết của BCH; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các bộ phận chuyên môn, các chi Hội.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a. Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do BCH ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b. Ban Thường vụ họp định kỳ 6 tháng một lần, và có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc có 2/3 ủy viên Ban Thường vụ đề nghị; Hình thức hội họp có thể tổ chức linh hoạt bằng cách trao đổi ý kiến qua email, zalo, viber,...

c. Các cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có trên 50% ủy viên Ban Thường vụ tham dự; Ban thường vụ biểu quyết bằng hình thức giơ tay.

d. Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 50% tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì sẽ do Chủ tịch Hội quyết định.

Điều 16. Ban Kiểm tra Hội

1. Ban kiểm tra do đại hội bầu ra gồm trưởng Ban và các thành viên. số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra cùng với nhiệm kỳ đại hội. Trưởng Ban kiểm tra là ủy viên Ban Thường vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội quy chế, nghị quyết đại hội, nghị quyết BCH, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các bộ phận chuyên môn và chi Hội trực thuộc.
b. Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền quản lý của Hội.
c. Kiểm tra thu chi tài chính từ quỹ Hội.
d. Báo cáo kết quả kiểm tra hàng năm. 
e. Ban kiểm tra được dự các cuộc họp của BCH.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Hoạt động theo quy chế do BCH ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Điều 17. Các bộ phận chuyên môn

1. Ban Thường vụ ra quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn nhằm tham mưu giúp việc trong các hoạt động: tổ chức, hành chính, thông tin, tuyên truyền, vận động tài chính, nghiên cứu, hội thảo,...

2. Các bộ phận chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ; số lượng, cơ cấu do Ban Thường vụ quyết định.

Điều 18. Các chi Hội trực thuộc

1. Các chi Hội là nền tảng của tổ chức Hội; số lượng ban điều hành chi Hội do Ban Thường vụ quyết định

2. Nhiệm vụ của chi Hội 
a. Lãnh đạo, tổ chức hướng dẫn hội viên thực hiện nghị quyết, chương trình kế hoạch và Điều lệ Hội
b. Chủ động tổ chức sinh hoạt định kỳ: 3 hoặc 6 tháng/kỳ
c. Thu hội phí

Điều 19. Chủ tịch và các phó chủ tịch Hội

1. Chủ tịch là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành

2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp BCH, Ban thường trực, các cuộc họp tổng kết hàng năm và các cuộc họp đột xuất
b. Ký quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các nhân sự do BCH quyết nghị
c. Ký quyết định công nhận các chi Hội trực thuộc sau khi đã có quyết nghị của BCH
d. Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền; quyết định các vấn đề trên cơ sở ý kiến đề xuất của Ban Thường vụ và trên 50% ủy viên BCH

3. Các Phó chủ tịch
a. Là người giúp việc cho Chủ tịch; trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước chủ tịch và pháp luật về lĩnh vực công việc được chủ tịch phân công hoặc ủy quyền
b. Phó chủ tịch thường trực, chịu trách nhiệm đôn đốc điều hành hoạt động chung khi Chủ tịch vắng mặt

Chương VI
CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, ĐỔI TÊN, GIẢI THỂ

Điều 20.

Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự, quy định của pháp luật về các hội, đoàn, nghị quyết đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 21. Tài chính, tài sản của Hội

1. Tài chính của Hội:

a) Nguồn thu của Hội

- Hội phí hàng năm của hội viên. Mức hội phí quy định: 50.000 đồng/tháng, thu hàng quý. 

- Ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có).

- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản chi của Hội:

- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội.

- Chi mua sắm phương tiện làm việc.

- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của BCH phù hợp với quy định của pháp luật.

-  Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của BCH

2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Hội

1. Tài chính và tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.

2. Tài chính và tài sản của Hội khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. BCH ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ mục đích hoạt động Hội.                                                 

Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 23. Khen thưởng

1. Các chi Hội, bộ phận chuyên môn và hội viên có thành tích xuất sắc được Hội biểu dương hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật

2. BCH quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Điều lệ Hội

Điều 24Kỷ luật

1. Các chi Hội, bộ phận chuyên môn và hội viên vi phạm luật pháp, vi phạm Điều lệ, quy chế của Hội thì bị xem xét, thi hành hình thức kỷ luật sau: 
a. Phê bình, cảnh cáo trong hội nghị BCH và gửi thông báo đến các chi Hội.
b. Khai trừ ra khỏi tổ chức Hội.

2. BCH Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội

Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội

Chỉ có đại hội phụ nữ trí thức Thành phố mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 50% tổng số đại biểu chính thức có mặt tại đại hội tán thành.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ Hội Nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh (sửa đổi, bổ sung) gồm 8 chương, 26 điều đã được Đại hội Hội Nữ trí thức TPHCM lần II Nhiệm kỳ 2019 – 2024 thông qua ngày 03 tháng 8 năm 2019 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Căn cứ quy định của pháp luật về hội và Điều lệ Hội, BCH Hội Nữ trí thức TPHCM có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này.

                                                                                                                    KT. CHỦ TỊCH

                                                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

                                                                                                                Lê Thanh Liêm

                                                                                                                       (Đã ký)

                                                                                                              

 

ĐIỀU LỆ HỘI NỮ TRÍ THỨC TPHCM NHIỆM KỲ 2014-2019

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 6225/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2014  của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Tên gọi

- Tên tiếng Việt: Hội Nữ trí thức thành phố Hồ Chí Minh

- Tên tiếng Anh: The Intellectual Women’s Association of Hồ Chí Minh City

- Tên viết tắt tiếng Anh: IWAH

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

           Hội Nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tự nguyện thành lập, nhằm mục địch tập hợp, đoàn kết phụ nữ trí thức Thành phố; phát huy năng lực, vai trò của chị em trong hoạt động tri thức, nâng cao trình độ, kiến thức cho phụ nữ; góp phần củng cố, phát triển hội viên nữ trí thức trong tổ chức Hội LHPN; tạo điều kiện cho nữ trí thức làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn giúp Hội LH Phụ nữ Thành phố hoạch định, đề xuất giải pháp đóng góp vào sự phát triển và bình đẳng của phụ nữ.

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

1. Hội Nữ trí thức Tp. HCM là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Ủy ban nhân dân Tp. HCM phê duyệt

2. Trụ sở làm việc của Hội đặt tại: số 32 Trần Quốc Thảo, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh,.

Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

1. Hội có phạm vi hoạt động trong Thành phố Hồ Chí Minh và có mối quan hệ với các tổ chức theo quy định của pháp luật.

2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Khoa học - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lĩnh vực hoạt động chính: Phát huy năng lực, vai trò của chị em trong hoạt động tri thức, nâng cao trình độ, kiến thức cho phụ nữ; tạo điều kiện cho nữ trí thức làm tốt vai trò tham mưu, tư vấn giúp Hội LH Phụ nữ Thành phố hoạch định, đề xuất giải pháp đóng góp vào sự phát triển, bình đẳng của phụ nữ.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Tự nguyện, tự quản.

2. Dân  chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

4. Không vì mục đích lợi nhuận.

5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

 Chương II 
NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN 

Điều 6. Nhiệm vụ

1.  Tập hợp, giáo dục, động viên nữ trí thức Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Sài Gòn – Gia Định trong tham gia đóng góp năng lực, trí tuệ cho phong trào phụ nữ và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

2. Tham gia đóng góp các dự thảo chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

3. Giúp Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trong các hoạt động nghiên cứu, hoạch định và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

4.  Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên để kịp thời hỗ trợ hoặc đề xuất với các cơ quan liên quan giúp đỡ giải quyết.

5. Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Điều 7. Quyền hạn

1. Đại diện cho hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến các hoạt động thực hiện tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của Hội. 

2. Chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động của Hội trong từng thời gian phù hợp.

3. Được phép gây quỹ Hội và nhận nguồn tài trợ của cá nhân, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

4. Lên tiếng bênh vực và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viện khi bị xâm phạm; đề xuất Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố khen thưởng các tập thể chi Hội, hội viên có thành tích xuất sắc trong tham gia xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ và hoạt động Hội.

Chương III 
HỘI VIÊN 

Điều 8. Hội viên

Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.

1. Hội viên chính thức là nữ công dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, có trình độ từ đại học trở lên, công tác trên các lĩnh vực và hoạt động xã hội thuộc các sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các cơ quan tương đương; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên.     

2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự, là công dân Việt Nam không đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức nhưng có tâm huyết muốn đóng góp tinh thần, vật chất nhằm xây dựng tổ chức Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội thì được Hội công nhận là hội viên danh dự hoặc hội viên liên kết.

Điều 9. Quyền của hội viên chính thức

- Được dân chủ thảo luận và biểu quyết các vấn đề quan trọng khi được mời họp; được góp ý, đề xuất những vấn đề liên quan đến phát triển tổ chức Hội.

- Được đề đạt nguyện vọng và đề nghị Hội bênh vực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.

- Hội viên chính thức được ứng cử, đề cử và bầu cử vào Ban chấp hành Hội; được xin ra khỏi Hội khi không còn điều kiện tham gia sinh Hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

- Chấp hành Điều lệ Hội, đóng hội phí đầy đủ.

- Tích cực thực hiện các chương trình, hoạt động do Hội tổ chức.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, không được nhân danh hội viên thực hiện những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến uy tín Hội.

Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội

1. Hội viên muốn vào Hội phải có đơn xin vào Hội hoặc thông qua một hội viên chính thức của Hội giới thiệu với Ban Thường vụ Hội xem xét, phê chuẩn việc kết nạp hội viên mới.

2. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải làm đơn xin ra khỏi Hội gửi Ban Thường vụ.

Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG  

Điều 12. Cơ cấu tổ chức Hội

1. Đại hội
2. Ban chấp Hành Hội
3. Ban Thường vụ Hội
4. Ban Kiểm tra
5. Các bộ phận chuyên môn
6. Các chi Hội trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Đại hội

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm  một lần; đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức (trong đó có 2/3 ủy viên Ban chấp hành) đề nghị.

2. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức dưới hình thức đại hội đại biểu; đại hội bất thường khi có ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức (trong đó có 2/3 ủy viên Ban chấp hành) có mặt.

3. Nhiệm vụ của Đại hội nhiệm kỳ 
a. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng nhiệm vụ 5 năm tới; thông qua Điều lệ Hội bổ sung và sửa đổi.
b. Thảo luận và góp ý báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành, báo cáo tài chính Hội.
c. Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra.
d.Thông qua Nghị quyết đại hội.

4. Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội:
a. Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
b. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại đại hội tán thành

Điều 14. Ban chấp hành Hội

1. BCH do đại hội bầu trong số các hội viên chính thức của Hội; số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên BCH do đại hội quyết định. Nhiệm kỳ BCH cùng với nhiệm kỳ đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành:
a. Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết đại hội, Điều lệ Hội; lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa 2 kỳ đại hội.
b. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hội.
c. Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội.
d. Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội; ban hành quy chế hoạt động của BCH, Ban thường vụ; quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; quy chế quản lý sử dung con dấu của Hội; quy chế khen thưởng, kỷ luật và các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và pháp luật.
e. Bầu và bãi miễn các chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch, Ban thường vụ, chi Hội trưởng; bầu bổ sung ủy viên BCH, Ban kiểm tra (số lượng bổ sung BCH không quá 1/3 tổng số uỷ viên do đại hội bầu ra).

3. Nguyên tắc hoạt động của BCH:
a. BCH hoạt động theo quy chế của BCH, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b. BCH họp định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi triệu tập được trên 1/2 số ủy viên.
c. Các cuộc họp của BCH hợp lệ khi có trên 50% số ủy viên tham dự. BCH biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
d. Các Nghị quyết, quyết định của BCH được thông qua khi có trên 50% số ủy viên tham dự tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì sẽ do Chủ tịch Hội quyết định

Điều 15. Ban Thường vụ Hội

1. Ban thường vụ do BCH bầu trong số ủy viên Ban chấp hành; Ban Thường vụ gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên; số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Thường vụ do BCH quyết định; nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ đại hội.

2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ
a. Thay mặt BCH tổ chức triển khai thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết đại hội, các quyết định của BCH; lãnh đạo hoạt động Hội giữa 2 kỳ họp BCH.
b. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp BCH.
c. Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn, giúp việc, các chi Hội trực thuộc theo nghị quyết của BCH; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các bộ phận chuyên môn, các chi Hội.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a. Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do BCH ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b. Ban Thường vụ họp định kỳ 3 tháng một lần, và có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc có trên 2/3 ủy viên Ban Thường vụ đề nghị.
c. Các cuộc họp của Ban Thường vụ hợp lệ khi có trên 50% ủy viên Ban Thường vụ tham dự; Ban thường vụ biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
d. Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 50% tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì sẽ do Chủ tịch Hội quyết định.

Điều 16. Ban Kiểm tra Hội

1. Ban kiểm tra do đại hội bầu ra gồm trưởng Ban và các thành viên. số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra cùng với nhiệm kỳ đại hội. Trưởng Ban kiểm tra là ủy viên Ban Thường vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội quy chế, nghị quyết đại hội, nghị quyết BCH, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các bộ phận chuyên môn và chi Hội trực thuộc.
b. Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại thuộc thẩm quyền quản lý của Hội.
c. Kiểm tra thu chi tài chính từ quỹ Hội.
d. Báo cáo kết quả kiểm tra hàng năm. 
e. Ban kiểm tra được dự các cuộc họp của BCH.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Hoạt động theo quy chế do BCH ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

Điều 17. Các bộ phận chuyên môn

1. Ban Thường vụ ra quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn nhằm tham mưu giúp việc trong các hoạt động: tổ chức, hành chính, thông tin, tuyên truyền, vận động tài chính, nghiên cứu, hội thảo,...

2. Các bộ phận chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ; số lượng, cơ cấu do Ban Thường vụ quyết định.

Điều 18. Các chi Hội trực thuộc

1. Các chi Hội là nền tảng của tổ chức Hội; số lượng ban điều hành chi Hội do Ban Thường vụ quyết định

2. Nhiệm vụ của chi Hội 
a. Lãnh đạo, tổ chức hướng dẫn hội viên thực hiện nghị quyết, chương trình kế hoạch và Điều lệ Hội
b. Chủ động tổ chức sinh hoạt định kỳ: 3 hoặc 6 tháng/kỳ
c. Thu hội phí

Điều 19. Chủ tịch và các phó chủ tịch Hội

1. Chủ tịch là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành

2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp BCH, Ban thường trực, các cuộc họp tổng kết hàng năm và các cuộc họp đột xuất
b. Ký quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các nhân sự do BCH quyết nghị
c. Ký quyết định công nhận các chi Hội trực thuộc sau khi đã có quyết nghị của BCH
d. Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền; quyết định các vấn đề trên cơ sở ý kiến đề xuất của Ban Thường vụ và trên 50% ủy viên BCH

3. Các Phó chủ tịch
a. Là người giúp việc cho Chủ tịch; trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước chủ tịch và pháp luật về lĩnh vực công việc được chủ tịch phân công hoặc ủy quyền
b. Phó chủ tịch thường trực, chịu trách nhiệm đôn đốc điều hành hoạt động chung khi Chủ tịch vắng mặt

Chương VI
CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, ĐỔI TÊN, GIẢI THỂ

Điều 20.

Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự, quy định của pháp luật về các hội, đoàn, nghị quyết đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 21. Tài chính, tài sản của Hội

1. Tài chính của Hội:

a) Nguồn thu của Hội

- Hội phí hàng năm của hội viên. Mức hội phí quy định: 50.000 đồng/tháng, thu hàng quý. 

- Ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có).

- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản chi của Hội:

- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội.

- Chi mua sắm phương tiện làm việc.

- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của BCH phù hợp với quy định của pháp luật.

-  Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của BCH

2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội, do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Hội

1. Tài chính và tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.

2. Tài chính và tài sản của Hội khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. BCH ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ mục đích hoạt động Hội.                                                 

Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 23. Khen thưởng

1. Các chi Hội, bộ phận chuyên môn và hội viên có thành tích xuất sắc được Hội biểu dương hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật

2. BCH quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Điều lệ Hội

Điều 24. Kỷ luật

1. Các chi Hội, bộ phận chuyên môn và hội viên vi phạm luật pháp, vi phạm Điều lệ, quy chế của Hội thì bị xem xét, thi hành hình thức kỷ luật sau: 
a. Phê bình, cảnh cáo trong hội nghị BCH và gửi thông báo đến các chi Hội.
b. Khai trừ ra khỏi tổ chức Hội.

2. BCH Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội

Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội

Chỉ có đại hội phụ nữ trí thức Thành phố mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 50% tổng số đại biểu chính thức có mặt tại đại hội tán thành.

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ Hội Nữ trí thức Tp. Hồ Chí Minh gồm 8 chương, 26 điều đã được Đại hội thành lập Hội Nữ trí thức TP. HCM thông qua ngày 10 tháng 10 năm 2014 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Căn cứ quy định của pháp luật về hội và Điều lệ Hội, BCH Hội Nữ trí thức Tp. HCM có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này.

                                                                                   KT. CHỦ TỊCH

                                                                                                     PHÓ CHỦ TỊCH

 

                                                                                                     Tất Thành Cang

                                                                                                                                (Đã ký)  


Phần mềm giao nhận logistic